"Quân cờ" Iran: Nga đánh đổi thỏa hiệp với Israel sau loạt bão trừng phạt mạnh của Mỹ

Hồng Nhung |

Iran đang là điểm nóng của những căng thẳng thế giới sau dồn dập các trừng phạt mạnh của Mỹ vào Tehran và tiếp đến là một thỏa thuận bất ngờ giữa Nga và Israel.

Thỏa hiệp bất ngờ từ Nga và Israel

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra một đề nghị với Israel và Mỹ khiến Iran sẽ phải rút khỏi Syria để đổi lấy việc nới lỏng trừng phạt của Mỹ với quốc gia này.

Thỏa thuận này được tiết lộ bởi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong một phiên họp kín với ủy ban Các vấn đề nước ngoài và quốc phòng của Knesset hôm 19/11. Tuy nhiên, báo cáo không nhắc cụ thể thời điểm ông Putin đề cập đến thoả thuận trên với ông Netanyahu trong vai trò của một trung gian.

Tổng thống Putin đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Netanyahu tại Paris vào tuần trước. Vào thời điểm này, Thủ tướng Netanyahu đã mô tả cuộc gặp rất tích cực đồng thời nói rằng đây là cuộc gặp gỡ rất quan trọng. Tuy nhiên, ngay sau đó các bên chưa tiết lộ về các thông tin chi tiết.

Thỏa thuận này được xem là tín hiệu cải thiện quan hệ giữa Nga và Israel sau khi máy bay quân sự Nga bị phòng không Syria bắn nhầm trong một cuộc Israel không kích vào các mục tiêu Iran ở Syria hồi tháng 9.

Trả lời trên kênh truyền hình Channel 10 của Israel công bố, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Chúng tôi vẫn đang đàm phán với Liên Hợp Quốc và các đối tác khác để tìm ra giải pháp chính trị ở Syria. Chúng tôi chưa thể cung cấp thông tin chi tiết về các cuộc đàm phán ngoại giao này".

Vụ việc đã khiến cho quan hệ giữa Nga và Israel đi xuống sau khi Moscow cho rằng các hành động là thiếu trách nhiệm và cho rằng Israel không cung cấp đầy đủ thông tin về vụ tấn công. 10 ngày sau vụ việc, Nga đã quyết định vận chuyển hệ thống phòng thủ S-300 đến Syria.

Trong khi đó, Israel liên tục cảnh báo rằng, nước này sẽ không khoan nhượng với sự hiện diện của quân đội Iran ở Syria và nhiều lần tấn công vào các căn cứ quân sự của Iran với lập luận ngăn Tehran chuyển vũ khí cho lực lượng Hezbollah của Lebanon.

Israel cũng vận động Washington và Moscow, những đồng minh chủ chốt của Syria và Iran cùng đẩy lực lượng Iran và các phiến quân do Iran hậu thuẫn ra xa khỏi biên giới Israel. Israel vẫn xem Iran là mối đe dọa cho quốc gia nay và bày tỏ hoan nghênh việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và khôi phục lệnh trừng phạt.

Thủ tướng Israel Netanyahu cho rằng, việc tái trừng phạt Iran của Mỹ sẽ đóng góp vào việc bảo vệ tính ổn định, an ninh và hòa bình cho khu vực.

Trừng phạt mạnh tay của Mỹ vào Iran hay Nga?

Các trừng phạt diễn ra sau khi một quan chức Syria cho biết rằng, Iran tiếp tục xuất khẩu dầu vào Syria.

Moscow và Tehran đổ lỗi cho Washington vào ngày 21/11 nhằm tìm cách cản trở nỗ lực tái thiết Syria tại vùng đất Syria. Trước đó, Washington đã tuyên bố đưa ra các trừng phạt mới nhằm vào các công ty Nga và các đối tác trung gian Syria với cáo buộc cho rằng đã gửi hàng triệu thùng dầu đến Syria.

Vào ngày 20/11, Bộ Tài chính Mỹ đã cáo buộc Nga liên quan đến quá trình vận chuyển dầu của Iran đến Syria cùng với việc cho rằng, người dân Syria đã thông qua một công ty Nga để vận chuyển dầu đến Syria cùng với sự hỗ trợ của công ty sở hữu nhà nước của Nga.

Kể từ năm 2014, các tàu chở dầu Iran đã tắt bộ thu phát để che giấu việc giao hàng cho Syria, Bộ Tài chính Mỹ cho biết.

"Chúng tôi đang muốn đối phó với một chương trình phức tạp mà Iran và Nga đã sử dụng để củng cố chế độ (của Tổng thống Syria Bashar al-) Assad và tạo ra nguồn tiền cho hoạt động tiêu cực của Iran", Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết.

Thông báo về các trừng phạt diễn ra ít hơn 1 tháng sau khi giám đốc công ty dầu mỏ thuộc sở hữu nhà nước Syria có nói rằng, Bộ Dầu mỏ Iran đã cung cấp hàng triệu thùng dầu đến Syria vào mỗi tháng.

"Mạng lưới giữa Nga và Iran đã được xác minh bởi Bộ Tài chính Mỹ vào ngày 20/11 nhằm tiết lộ các hướng mà Nga và Iran đã hợp tác vì lợi ích duy trì chính quyền Tổng thống Assad", chuyên gia Anton Mardasov tại Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (RIAC) nói trên the National.

Các trừng phạt mới cũng nhấn mạnh việc Nga và Iran đang chịu căng thẳng gia tăng từ các quan chức Mỹ - những người đang tìm cách kiềm chế ảnh hưởng của Iran trong khu vực và giảm đi vai trò của Nga trên toàn cầu.

"Các mục tiêu trừng phạt của Mỹ nhằm vào một công dân Syria là Mohammad Amer Alchwik của Syria và công ty Global Vision Group của Nga.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, Global Vision Group và một công dân Syria Mohammed Amer Al Chiwiki, được cho là chủ của tập đoàn này, đã đóng "một vai trò chủ chốt" trong kế hoạch cung Các trừng phạt khác cũng nhằm vào công ty của Nga là Promsyrioimport, một chi nhánh thuộc Bộ Năng lượng Nga; ngân hàng Mir Business Bank cùng với Công ty Y tế và Dược phẩm Tadbir Kish.

Các mục tiêu khác bao gồm: công dân Syria Hajji Abd Al-Nasir, công dân Lebanon Muhammad Qasim Al-Bazzal và công dân Nga Andrey Dogaev và hai công dân Iran Rasoul Sajjad và Hossein Yaghoubi Miab, tuyên bố nêu rõ./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại