Công trình phối hợp giữa Đại học Khoa học và công nghệ King Abdullah, Đại học King Saud (Ả Rập Saudi), Viện Hóa học Max Planck (Đức) và NASA (Mỹ) đã xác định được rằng trong thời gian đó, tầng ozone bị thủng lỗ nghiêm trọng hơn bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử hành tinh.
Nguyên nhân chính là "quái vật lửa" Toba, một siêu núi lửa đã ngủ yên, được biết đến như hồ Toba thuộc địa phận Indonesia ngày nay.
Hồ Toba ở Indonesia thật ra là một siêu núi lửa từng khiến loài người ngừng sinh sôi - Ảnh: NASA
Theo Phys.org, vụ phun trào đáng sợ của Toba vào giai đoạn đó đủ đưa toàn cầu vào cái gọi là "mùa đông núi lửa", bởi lớp khí bụi mà nó tạo ra đủ chắn ánh sáng mặt trời, đồng một lượng lớn khí núi lửa SO2 được giải phóng.
Điều này làm hạn chế sự hành thành ozone, khiến lớp bảo vệ sinh vật sống này bị thủng nặng nề, tăng nguy cơ stress tia cực tím lên mọi sinh vật.
Mùa đông núi lửa cũng khiến các đại dương lạnh hơn, El Nino kéo dài, cây trái kém sinh sôi, dịch bệnh lan tràn. Những yếu tố tổng hợp này đã dẫn đến việc loài người kém sinh sôi hơn, mức UV ảnh hưởng nặng đến tỉ lệ sống sót, nhưng đồng thời cũng thúc đẩy sự tiến hóa.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình khí hậu ModelE do Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA phát triển để mô phỏng hậu quả xảy ra khi siêu núi lửa Toba phun trào. Đám mây SO2 từ Toba đã làm suy giảm mức ozone toàn cầu đến 50%
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Communications Earrth & Environment.