Quả cầu sáng bóng này là vật thể tròn nhất thế giới?

Hoàng Dung (lược dịch) |

Quả cầu sáng bóng có giá khoảng 3,5 triệu USD được cho là vật thể tròn nhất thế giới.

Quả cầu sáng bóng này là vật thể tròn nhất thế giới? - Ảnh 1.

Quả cầu sáng bóng này là vật thể tròn nhất thế giới

Con người sử dụng nhiều công cụ bao gồm cả thủ công và máy tính phân tích chi tiết về quả cầu 'gần như hoàn hảo' này. Bề mặt bên ngoài của vật thể nhẵn đến mức nếu bạn phóng đại nó lên bằng kích thước của Trái Đất thì sự chênh lệch giữa đỉnh cao nhất và thung lũng thấp nhất chỉ dao động trong khoảng từ 3 đến 4,5 mét.

Tất nhiên để tạo ra được 'kỳ quan' tuyệt vời như vậy thì chi phí bỏ ra không hề rẻ. Chỉ riêng tinh thể silicone đã có giá khoảng 1 triệu USD, ước tính quả cầu có giá khoảng 3,5 triệu USD.

Được biết, việc tạo ra quả cầu sáng bóng tròn trịa này là một phần trong nỗ lực giải quyết vấn đề tồn tại lâu đời trong đo lường: xác định kilogram.

Không giống các đơn vị đo lường khoa học khác, những thứ có thể đo về mặt lý thuyết dựa trên các đặc tính tự nhiên bên trong của chúng thì kilogram hoàn toàn khác. Ví dụ đơn vị giây có thể đo bằng sự chuyển đổi của một nguyên tử giữa hai mức năng lượng, đơn vị mét đo bằng khoảng cách ánh sáng truyền đi trong một phần nhỏ của giây.

Năm 1799, kilogram được định nghĩa là khối lượng của một lít nước ở 4 độ C. Sau đó, năm 1899, nó trở thành khối lượng của một hình trụ bằng bạch kim và được bảo quản, cất giữ cẩn thận trong hầm đảm bảo tại Văn phòng quốc tế des Poids et Mesures ở Paris.

Tuy nhiên, sau đó đã có sự cố xảy ra, các chuyên gia không rõ vì lý do gì mà khối lượng của khối trụ liên tục thay đổi. Thậm chí khi so sánh với 40 bản sao khác của vật thể đặt tại các môi trường khác nhau, các chuyên gia phát hiện có trọng lượng khác nhau.

Do đó, đáng lẽ ra đó là một giá trị vĩnh viễn thì xác định kilogram lại dựa trên một vật thể liên tục thay đổi, đó là một vấn đề nghiêm trọng.

Từ đó, dự án Avogadro đã tạo ra để giải quyết vấn đề. Ý tưởng đằng sau dự án là tạo ra quả cầu tinh thể hoàn hảo gồm nhiều nguyên tử silicon-28, sử dụng tia laser để đo đường kính, xác định số lượng rồi sau đó sẽ xác định kilogram. Bằng cách này, đối tượng được chọn để xác định kilogram sẽ không đổi theo thời gian.

Những bộ óc xuất chúng đằng sau Dự án Avogadro đã hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Quang học Chính xác để tạo ra quả cầu silicon-28 gần như hoàn mỹ này. Các chuyên gia đã dùng hàng trăm giờ đồng hồ để chỉnh sửa những sai lệch nhỏ nhất có thể xảy ra. Tuy nhiên đến năm 2019, định nghĩa về đơn vị khối lượng này đã thay đổi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại