Người Trung Quốc rất coi trọng việc chăm sóc mộ phần cho người quá cố. Bài viết dưới đây được thực hiện bởi phóng viên Peter Hessler (Mỹ), qua trải nghiệm thực tế ở một ngôi làng nhỏ gần Bắc Kinh và những tìm tòi sâu của ông về nét văn hóa này.
Tiết Thanh Minh
Vào năm 2001, tôi (Peter Hessler) bắt đầu thuê một nhà trong ngôi làng Xuân Cốc, một phần vì bản thân tò mò về lịch sử của khu vực, nhưng sau đó tôi nhanh chóng nhận ra các bóng hình của quá khứ đã nhanh chóng vụt biến mất rồi.
Ở làng này, người ta hiếm khi nói về người quá cố và cũng không thích hồi tưởng lại. "Nơi này luôn nghèo nàn", đây là câu trả lời của dân làng nếu tôi hỏi về quá khứ và rồi họ dần im lặng. Họ chỉ còn lưu giữ những bức ảnh rất cũ và một ít giấy tờ.
Thậm chí Vạn Lý Trường Thành dựng đứng gần đó, nhưng những tàn tích ấn tượng đó cũng không gợi nên nhiều hứng thú.
Giống như hầu hết người Trung Quốc ngày nay, dân làng đều tập trung chú ý vào các cơ hội như giá cả tăng cho cây trồng địa phương, sự bùng nổ về các dự án xây dựng đã mang lại nhiều việc làm mới cho Bắc Kinh, nơi cách đó không quá 2 giờ lái xe.
Tiết Thanh Minh ở TQ là dịp đặc biệt để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên. Ảnh: Ancientorigins
Hàng năm, chỉ có một ngày mà người dân nơi đây nhìn về quá khứ. Đó là vào tháng Tư trong dịp lễ Thanh Minh (trong tiếng Hoa có nghĩa là "một ngày trời trong sáng"). Trong suốt hơn 1.000 năm qua ở trên khắp Trung Quốc, ngày lễ đặc biệt này được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau tại các địa phương.
Tuy nhiên, việc thờ cúng tổ tiên đã có từ xa xưa hơn nữa. Minh chứng có thể thấy là hơn 5.000 năm trước, các nền văn hóa thuộc phía Bắc Trung Quốc đã tôn kính người quá cố bằng nhiều nghi thức được hệ thống hóa cao.
Và có lẽ tiếng vang của những truyền thống này vẫn còn tồn tại tới ngày hôm nay. Trong năm đầu tiên ở ngôi làng này, khi ngày lễ Thanh Minh tới, tôi đi cùng với những người hàng xóm của mình trên lộ trình tới mộ phần để tiến hành nghi lễ.
Kỳ lạ là chỉ có đàn ông mới được phép tham gia. Tất cả đều mang họ Ngụy, và hàng chục thành viên của gia tộc này đã rời nhà đi từ trước khi bình minh, leo lên ngọn núi dốc ở phía sau ngôi làng. Họ ăn mặc quần áo lao động đơn giản, mang những chiếc giỏ mây phẳng và vác xẻng trên vai. Không nói chuyện phiếm và họ cũng không dừng lại để nghỉ chân.
Tất cả dường như có tinh thần sẵn sàng làm việc với các dụng cụ trên tay, họ đi qua những hàng cây mơ có nụ tươi lấp lánh như những ngôi sao vào buổi sớm mai. Sau 20 phút, chúng tôi đi đến khu nghĩa địa của làng...
Nghi lễ trước bình minh
Đây là một khu đất nằm ở cao trên núi, nơi có những ụ đất đơn giản được sắp xếp gọn gàng, thẳng lối. Mỗi hàng đại diện cho một thế hệ và những người đàn ông bắt đầu làm công việc của họ tại hàng đầu.
Đó là những ngôi mộ của những người mới qua đời gần đây nhất, như cha mẹ, chú bác, cô dì,...
Họ bắt đầu nhổ cỏ dại, đắp thêm đất trên những ngôi mộ và để lại một số món quà, chẳng hạn như chai rượu hoặc bao thuốc lá, sau đó đốt một loại tiền giấy để sử dụng ở "thế giới bên kia". Những tờ tiền có hàng chữ "Ngân hàng Thiên Địa....".
Mỗi người dân làng đều đặc biệt chú ý chăm sóc mộ phần của những người thân. Họ dọn sạch cỏ dại từ các hàng mộ cha cho đến ông nội, ông cố.
Hầu hết các ngôi mộ đều không có bia và trong khi ngược dòng thời gian tìm về nguồn cội, từ hàng mộ này sang hàng khác, họ dần trở nên không mấy chắc chắn về danh tính của người quá cố.
Ngay cả những gia đình mới có người thân qua đời, họ cũng đều tham dự tiết Thanh Minh và tiến hành thực hiện nhiều nghi thức trong ngày đặc biệt này.
Do đó, sau một thời gian dài, công việc này dần mang tính cộng đồng. Mọi người đều tham gia chăm sóc cho các gò mộ và không ai biết chắc được người được chôn cất ở dưới đó là ai.
Sau cùng, ngôi mộ nằm lẻ loi một chỗ, được cho là đại diện duy nhất của thế hệ thứ tư. Một dân làng nói đó là "Lão Tổ" (có nghĩa là "tổ tiên"). Không có tên gọi nào khác cho thành viên đầu tiên của gia tộc, các chi tiết thông tin về người này đã bị thất lạc qua năm tháng.
Vào thời điểm "tảo mộ" xong, tia sáng bắt đầu chiếu sáng rực rỡ ở đằng sau đỉnh núi phía đông.
Một người đàn ông trong làng tên là Ngụy Minh Hạc giải thích, mỗi gò mộ tượng trưng cho một ngôi nhà của người đã mất, và phong tục ở làng đòi hỏi mọi người phải hoàn tất các nghi lễ Thanh Minh trước khi bình mình.
Ông Ngụy cho biết: "Nếu bạn đổ đất lên các ngôi mộ trước khi mặt trời ló rạng, thì điều đó có nghĩa là người thân ở dưới địa phủ sẽ có mái nhà ngói, còn nếu không làm kịp thì họ sẽ có mái nhà tranh".
Ông Ngụy Minh Hạc đã ở cuối lứa tuổi 60, có vóc dáng gầy gò. Dù đang sinh sống trong một căn hộ hưu trí ở gần quận Hoài Nhu (gần nội thành thủ đô Bắc Kinh) nhưng ông vẫn cố gắng về quê vào mỗi dịp lễ Thanh Minh hàng năm.
Cuối ngày hôm đó, tôi đưa ông quay trở lại thành phố. Khi tôi hỏi liệu ông có nhớ làng Xuân Cốc, ông Ngụy trả lời: "Trước khi sống ở chung cư, tôi chưa bao giờ được sống ở nơi nào đủ ấm". Quan điểm của ông mang một ý nghĩa hoàn hảo, giống như nguyện ước của tổ tiên là mong muốn một mái nhà ngói thay vì nhà tranh.
"Thế giới bên kia" trong lịch sử của người Trung Quốc
Quan điểm của người Trung Quốc về "thế giới bên kia" luôn được ghi nhận nhờ các giá trị mà nhiều người phương Tây sẽ cảm nhận thấy giống như là ở trần thế.
Vào thời cổ đại, tầm nhìn của thế giới thiên về xu hướng thiên về thực dụng và điều này có thể nhìn thấy rõ ràng trong những khám phá khảo cổ học ngày này.
"Thế giới bên kia" đẩy bí ẩn khiến các nhà khoa học khó lý giải được. Ảnh minh họa
Cụ thể, khi khai quật những ngôi mộ hoàng gia thường thấy có đặc điểm tổ chức, trang hoàng tỉ mỉ và có sự giàu có ấn tượng. Trên thực tế, phong tục chôn cất người quá cố với những vật phẩm quý giá đã có ít nhất từ khoảng 5.000 năm TCN với một số đồ vật bằng ngọc thạch và đồ gốm.
Một miếng ngọc bích hình rồng được chạm khắc tinh xảo trong một ngôi mộ cổ.
Tuy nhiên, phải đến thời nhà Thương, một nền văn hóa phát triển mạnh ở miền Bắc Trung Quốc từ khoảng năm 1600-1045 TCN, người ta mới có bằng chứng về quan điểm thế giới bên kia thông qua chữ viết.
Theo đó, chữ viết đầu tiên được biết đến ở Trung Quốc xuất hiện trên giáp cốt văn thời nhà Thương. Đây là chữ viết được khắc trên mai rùa và xương thú vốn được sử dụng trong các nghi lễ tại triều đình.
Một mảnh giáp cốt văn thời nhà Thương.
Xương động vật được đập vỡ và diễn đạt ngôn ngữ trên đấy, là một phương tiện để giao tiếp với thế giới vô hình, bao gồm cả việc truyền tải tin tức tới cho tổ tiên của hoàng gia.
Xương cốt của một con ngựa hiến tế trong ngôi mộ của một quý tộc sống ở thời nhà Thương, cách đây khoảng 3.000 năm.
Một số nghiên cứu khảo cổ cũng từng phát hiện thấy hơn 1.200 hố chôn hiến tế với mong muốn được cho làm để an ủi và xoa dịu cơn giận dữ của những người ở thế giới bên kia.
Nhà Thương thường giữ một lịch trình nghiêm ngặt với ngày tế riêng cho từng tổ tiên. Họ tỉ mỉ đến mức gần như tiến hành một cuộc điều tra khoa học. Chẳng hạn, một vị chiêm tinh gia đã kiên nhẫn tạo ra 70 vết nứt trên giáp cốt để xác định vị tổ tiên nào đã gây ra chứng đau răng của vị vua đương thời.
Dành hơn 40 năm khai quật, tìm kiếm và nghiên cứu, nhưng các chuyên gia ước tính rằng công cuộc giải mã bí ẩn trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng sẽ còn phải mất nhiều thập kỉ nữa.
David N. Keightley, một nhà sử học tại Đại học California, Berkeley (Mỹ), chia sẻ với tôi rằng ông đặc biệt bị ấn tượng về việc làm thế nào mà giáp cốt văn có thể truyền đạt được ý nghĩa về thứ bậc và trật tự.
Ông David cho biết: "Những người mới mất thì đối phó với các sự tình nhỏ nhặt, trong khi những người đã qua đời lâu hơn thì thường đối phó với các điều lớn hơn. Đây là một cách để tổ chức thế giới".
Tham khảo nguồn: NatGeo/Ảnh: Ira Block