Thời cổ đại, Hoàng đế là người quyền lực nhất, có địa vị cao nhất, ai ai cũng muốn làm. Chính vì vậy, sự “đấu đá lẫn nhau” trong nội bộ hoàng gia chưa từng có dấu hiệu dừng lại, huynh đệ thủ túc tương tàn, giết hại lẫn nhau không phải là chuyện đáng kinh ngạc gì trong giới hoàng tộc.
Hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc chính là Phổ Nghi. Sau khi Phổ Nghi qua đời, em trai của ông – Phổ Kiệt đã công khai một bí mật được giấu kĩ hơn 300 năm...
Địa vị và quyền lực không tương xứng
Phổ Nghi là một vị vua nhu nhược, không có năng lực, việc lên làm vua thực sự không phải là ý muốn cá nhân của ông, vì vậy nửa đời trước của ông sống không khác gì một con rối mặc cho người khác điều khiển.
Từ khi còn rất nhỏ Phổ Nghi đã bị Từ Hy Thái hậu kiểm soát và thực sự đã trở thành một Hoàng đế bù nhìn. Thế nhưng Phổ Nghi khi đó thực sự vẫn còn là một đứa trẻ đang trong độ tuổi ham chơi, chưa hiểu chuyện nên việc ông bị Từ Hy khống chế là chuyện có thể hiểu được.
Hình ảnh nhân vật Phổ Nghi trên phim.
Khi Phổ Nghi còn là một cậu bé, ông hầu như không có người bạn nào để chơi cùng, niềm vui duy nhất của ông khi ấy chính là được chơi đùa cùng người em trai Phổ Kiệt.
Hai anh em họ thường tận dụng những lúc Từ Hy thái hậu không để ý để trốn ra ngoài chơi, đây có lẽ là khoảng thời gian đáng nhớ và đẹp đẽ duy nhất mà vua Phổ Nghi được trải qua trong nửa đầu cuộc đời của mình.
Sau này, khi Phổ Nghi đã trưởng thành, việc lập gia đình của ông cũng do một tay Từ Hy Thái hậu lo liệu, và đến giai đoạn này Phổ Nghi vẫn không có thực quyền, và ông cũng không quan tâm đến quyền lực của một đế vương.
Nhà Thanh sụp đổ, cuộc đời Phổ Nghi bước sang trang mới
Cho dù sau này nhà Thanh thất thế, trở thành một phần của lịch sử, nhưng trên thực tế, chuyện này không phải lỗi của Phổ Nghi, mặc dù ông là vua một nước.
Sau khi bị quân đội dân quốc đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành, tầng lớp hoàng tông quý tộc quyền quý một thời phải phân tán ra khắp dân gian, vì để bảo toàn tính mạng nên rất nhiều người trong số họ đã mai danh ẩn tích, sống cuộc sống của một người bình thường.
Phổ Nghi sau đó được các đại thần đưa đi trốn, từ đó về sau ông không còn gặp lại em trai Phổ Kiệt nữa.
Em trai vua Phổ Nghi – Phổ Kiệt.
Sau này một số đại thần muốn mượn danh phận Hoàng đế của Phổ Nghi để khôi phục lại nhà Thanh, nhờ cậy vào thế lực của Nhật Bản để lập ra nước Mãn Châu. Phổ Nghi lại trở thành Hoàng đế bù nhìn Nhật Bản trong 11 năm, đến khi chiến tranh kết thúc, Phổ Nghi bị đưa đến Liên Xô (cũ).
Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Phổ Nghi mới được trở về đất nước sau nhiều năm lưu lạc nơi đất khách quê người.
Khi về nước, ông đã cưới vợ, cũng có một công việc cho riêng mình và kể từ đây, ông hoàn toàn sống một cuộc sống bình dị như biết bao người khác. Đây mới chính là sự khởi đầu thật sự cho cuộc đời của ông.
Bí ẩn bức mật chiếu được Phổ Nghi, Phổ Kiệt phát hiện
Sau khi Phổ Nghi qua đời, em trai của ông – Phổ Kiệt đã công khai với báo chí bí mật năm xưa mà họ cùng phát hiện ra. Khi còn nhỏ, anh em Phổ Nghi thường trốn Từ Hy thái hậu đi chơi, có một lần vì không cẩn thận nên đã vô tình đi lạc vào một tẩm cung, tại đây họ phát hiện ra một chiếc hộp nhỏ màu vàng, khi họ mở chiếc hộp ra, thực sự đã bị dọa đến sợ hãi...
Trong hộp là mật chiếu mà vua Ung Chính để lại, nội dung mật chiếu liên quan đến việc sát hại huynh đệ anh em để kế thừa hoàng vị.
Ung Chính là một vị vua rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, và hộp mật chiếu này chính là chứng cứ chứng minh Ung Chính đã cho người đi ám sát anh em ruột thịt của chính mình. Những Hoàng tử mà Ung Chính phái người đi ám sát chính là Bát A ca (hoàng tử thứ 8) và Cửu A ca (hoàng tử thứ 9).
Theo các tài liệu lịch sử, hai vị Hoàng tử này chết không rõ nguyên nhân, trước khi chết họ đã nôn mửa khủng khiếp, sau đó qua đời. Cái chết của bọn họ vẫn luôn là một hỏi chưa có câu trả lời.
Vua Ung Chính . Ảnh minh họa.
Sau khi vị Thái tử ban đầu được Khang Hi lập bị phế bỏ chức vị, ngôi vị Thái tử vẫn luôn để trống, chuyện này dẫn đến sự tranh giành ganh đua lẫn nhau giữa các Hoàng tử.
Hoàng đế Ung Chính vỗn dĩ cũng không phải là hoàng tử đầu tiên được chọn cho ngôi vị thái tử bởi vì mẹ của ông xuất thân thấp kém. Bản thân Ung Chính từ nhỏ đã do Hoàng hậu nuôi dưỡng, tuy vậy ông rất có tài, bất cứ phương diện nào cũng đều rất ưu tú, và ông đặc biệt giỏi trong việc dùng người.
Từ khi phế bỏ Thái tử, Khang Hi từng nghĩ đến việc sẽ truyền ngôi cho Ung Chính, nhưng Khang Hi chưa từng nghĩ Ung Chính lại ám sát huynh đệ ruột thịt của mình.
Cuộc chiến tranh giành quyền lực thực sự không thể tránh khỏi. Chuyện này một khi bại lộ ra thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, tuy rằng khi đó Phổ Nghi và Phổ Kiệt còn nhỏ nhưng đối với chuyện này, họ vẫn hiểu đôi chút nên không dám để lộ ra, vì vậy họ quyết định để hộp mật chiếu đó trở về chỗ cũ.
Sau khi bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành, họ không còn nhìn thấy hộp mật chiếu đó lần nào nữa.
Khi Phổ Nghi còn ở hoàng cung, ông đã từng lặng lẽ đến tẩm cung đó tìm lại hộp mật chiếu nhưng không có kết quả. Khi về già, Phổ Nghi có đến thăm lại Cố Cung (Tử Cấm Thành) và hỏi những người ở đây rằng có từng nhìn thấy một chiếc hộp màu vàng không nhưng không ai nhìn thấy.
Cho đến trước khi chết, ông vẫn chưa tìm lại được chiếc hộp đó, hai anh em họ cũng không ai nói bí mật này ra bên ngoài.
Cho đến khi Phổ Nghi qua đời, Phổ Kiệt mới tin triều Thanh đã hoàn toàn sụp đổ. Do đó, ông đã quyết định nói ra bí mật đã được chôn giấu hơn 300 năm này, vụ án chưa có lời giải lớn nhất trong lịch sử Thanh triều cuối cùng cũng đã tìm ra câu trả lời.
*Theo Sohu (Trung Quốc)