Các nhà khảo cổ ở Campuchia phối hợp với tiến sĩ khảo cổ người Australia Damian Evans đã phát hiện ra một số tàn tích những thành phố thuộc đế chế Angkor - lớn nhất thế giới thời Trung Cổ.
Những thành phố cổ này chưa từng được biết đến trong lịch sử Campuchia và Đông Nam Á. Phát hiện mới này sẽ được đăng tải trên tạp chí Khoa học Khảo cổ ra ngày 13/6.
Hình ảnh lát cắt quét từ trên cao bằng công nghệ laser cho thấy nhiều thành phố cổ từ 900 đến 1.400 năm tuổi ẩn trong lòng đất rừng nhiệt đới Campuchia. Trong đó có một số thành phố cổ rộng lớn bằng thủ đô Phnom Penh,
Khu vực rừng núi được quét laze.
Sơ đồ kết cấu thành cổ dưới lòng đất có được nhờ quét laze.
Hình ảnh thu thập được về thành cổ Preah Khan ở Kompong Sva.
Một số chuyên gia cho rằng dữ liệu phân tích thu thập trong cuộc nghiên cứu lớn theo một dự án khảo cổ năm 2015 đã cho thấy những thành phố rộng lớn đông dân cư thuộc đế chế Angkor lớn nhất Trái Đất vào thế kỷ 12.
Kết cấu thành cổ được phát hiện trong lòng đất.
Địa hình thành cổ trong lòng đất ở Oudong.
Tiến sĩ khảo cổ Damian Evans cho biết: "Năm 2012, chúng tôi tìm thấy những thành cổ nằm sâu trong rừng mà không ai biết đến, như thành Preah Khan ở Kompong Svay và phát hiện ra một phần thành Mahendraparvata ở Phnom Kulen.
Địa hình trong lòng đất ở Sambor Prei Kuk.
Địa hình trong lòng đất ở vùng núi phía bắc Angkor
Lần này chúng tôi nghiên cứu toàn diện hơn, thấy cả thành cổ rộng lớn bằng Phnom Penh."
Đồng thời, có cuộc nghiên cứu nữa tại tỉnh Siem Reap do nhóm École Française d’Extrême-Orient (EFEO) và nhóm Khởi xướng Khâo cổ Lidar Campuchia (Cali) thực hiện, đã phát hiện ra hàng loạt tàn tích cổ.
Tàn tích phát hiện tại tỉnh Siem Reap.
Trong đó có hệ thống dẫn nước phức tạp được xây dựng cách đây vài trăm năm trước khi các nhà lịch sử biết đến.
Địa hình trong lòng đất ở tỉnh Preah Vihear.
Những tàn tích mới phát hiện ra có thể sẽ cho thấy đế chế Khmer đã phát triển, thống lĩnh khu vực và suy tàn thế nào vào thế kỷ 15, và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, quá trình kiểm soát nguồn nước.
Có giả thiết cho rằng quân Thái đã xua đuổi người Angkor chạy về phía nam, nhưng có lẽ không phải. Do đó đặt ra câu hỏi: đế chế Angkor đã sụp đổ thế nào?
Dấu tích thành cổ mới phát hiện trong rừng.
Những dấu tích mới phát hiện cho thấy di sản của đế chế Angkor không chỉ là khu di tích Angkor Wat
Các nhà khảo cổ dùng thiết bị quét laze trên máy bay trực thăng để có được hình ảnh chi tiết nhất trên mặt đất.
Công nghệ quét laze từ trên cao cho ra những hình ảnh hoa văn hình khối bí ẩn do đường đắp đất tạo thành, được nhận diện là vườn tược.
Hố khai quật gần Angkor Wat - tại nơi quét được hình ảnh hoa văn hình khối
Các chuyên gia trên thế giới về khảo cổ đều coi đây là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất trong những năm gần đây.
Cuộc khảo sát hồi năm 2012 cho thấy những khu vực đô thị hóa mở rộng của khu dich tích Đại Angkor, trong đó đáng chú ý là khu phố của quần thể đền thờ Angkor Wat.
Cuộc nghiên cứu năm 2015 cho thấy những dấu tích đô thị giống như vậy trong khu vực khảo cổ trong rừng, trong đó có những tàn tích tiền và hậu Angkor.
Nguồn: Ancient-Code, The Guardian, ABC