Gần 11 năm trước, tại ngôi chùa Long Tuyền, thị xã Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, một "di vật" có hình giống một chiếc quan tài được phát hiện.
Cụ thể, trong quá trình thi công một hạng mục phục vụ công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy cho chùa Long Tuyền, một khu vực như hầm mộ được phát hiện. Đáng chú ý, khu vực này có những dấu tích với niên đại có thể lên tới ngàn năm. Các nhà khảo cổ thì bắt tay tìm kiếm và nghiên cứu.
Sau khi gỡ bỏ các phiến đá, chướng ngại vật không cần thiết, một cánh cửa nhỏ và khá kì lạ xuất hiện, các nhà khảo cổ thông thạo kiến thức về các nghi lễ Phật giáo đánh giá đây như một khu vực chuyên để "bảo tồn" – tức cất giữ di vật, thi hài của người theo tôn giáo.
Trải qua thời gian, có thể nhiều thứ được chôn dưới hầm mộ này không còn nguyên nhưng có những di vật được cho rằng "gắn chặt" vào mặt đất thì vẫn tồn tại. Theo các nhà khảo cổ, khu vực này là "Phương Phần", nơi cất giữ thi hài và di vật nào đó với mục đích để vừa để tưởng nhớ, vừa để tôn thờ.
Ngôi chùa Long Tuyền thuộc thị xã Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. (Ảnh: Sohu.com)
Phát hiện đáng chú ý nhất là một chiếc "quan tài nhỏ" (có thể gọi là "tiểu quan") làm bằng đá. Đó không phải là một chiếc quan tài với mục đích được chôn cất bình thường, đó là "chiếc quan tài bên trong một chiếc quách".
Có thể giải thích như sau, quách và quan tài dùng để chứa thi hài người đã khuất, nhưng quách thường là vật lớn hơn, làm chắc chắn hơn, người xưa nếu có điều kiện sẽ xây quách rồi đặt quan tài vào bên trong quách đó. Chiếc "tiểu quan tài" được lấy ra bên trong quách chỉ có chiều dài chưa đến 1 mét (chính xác là 0,58 mét).
Các nhà khảo cổ cùng cùng với quan tài nhỏ chứa nhiều lớp nữa (Ảnh: Soha.com)
Bất ngờ nối tiếp bất ngờ trong "tiểu quan tài"
Sau khi tìm thấy chiếc "tiểu quan tài", người ta tiến hành mở ra thì thấy một chiếc hộp bằng gỗ, rồi mở chiếc hộp bằng gỗ, lại có một chiếc hộp nhỏ hơn bằng vàng, rồi kế đến là một hộp nữa bằng đồng, cuối cùng là một chiếc hộp bằng bạc rồi mở chiếc hộp bạc thì phía trong cùng lại là một chiếc hộp vàng. Như vậy, trong "tiểu quan tài" còn có nhiều tiểu quan tài khác, vô cùng hấp dẫn các nhà khảo cổ.
Chiếc hộp vàng đặt phía được cho rằng là vàng nguyên chất, có độ tinh xảo cao, nhìn rất mới và mặc dù các nhà khảo cổ tạm thời chưa mở nhưng họ khá chắc chắn là đây chiếc hộp cuối cùng, bên trong sẽ là hài cốt.
Cùng với việc thấy chiếc hộp vàng cuối cùng, tất cả đều kinh ngạc khi cuốn quanh chiếc hộp là một rải ruy băng màu đỏ tươi và trông cũng còn khá mới rồi sau đó lại ngả màu tương đối nhanh chóng. Các chuyên gia ngành khảo cổ đã lấy chiếc hộp vàng này ra nhưng tạm thời quyết định chưa mở nó.
Lớp cuối của "tiểu quan tài" là một hộp vàng được buộc ruy băng đỏ (Ảnh: Sohu.com)
Tại sao không mở chiếc hộp vàng cuối cùng?
Đến thời điểm cuối năm 2019, tức 11 năm sau khi được phát hiện, chiếc hộp nhỏ bằng vàng này vẫn không được mở. Giải thích cho lí do này, các chuyên gia khảo cổ cho rằng:
Thứ nhất, về nguyên nhân khoa học, chiếc hộp vàng còn khá nguyên vẹn, đồng thời muốn mở thì phải cởi bỏ dải ruy băng đỏ buộc trên chiếc hộp vàng đã bị oxi hóa rất lâu, nếu tác động nhỏ cũng sẽ khiến nó bị hư hại, vỡ vụn, trong khi rải ruy băng cũng là di vật và có giá trị trong nghiên cứu, các nhà khảo cổ không muốn mạo hiểm phá bỏ.
Thứ hai, về nguyên nhân tâm linh, chiếc ruy băng đỏ buộc chiếc hộp (nhiều khả năng chứa hài cốt) là một nét văn hóa quan trọng, rất có ý nghĩa đối với nghi thức của Phật giáo. Không đơn giản là muốn thì sẽ tháo ruy băng đỏ ra được. Một lí do nữa để các nhà khảo cổ không dám mạo hiểm.
Như vậy, cả nguyên nhân khoa học lẫn nguyên nhân tâm linh đều ngăn cản các khảo cổ gia trong việc khám phá tận cùng chiếc "tiểu quan tài" nhiều lớp này.