Phát hiện ngoại hành tinh trong “vườn ươm sao”

Thúy Hà |

Các nhà thiên văn học đã chụp được một hình ảnh đáng chú ý về hai ngoại hành tinh đang phát triển vòng quanh một ngôi sao trẻ.

Theo tuyên bố từ các nhà nghiên cứu, những hành tinh mới sinh đang tạo ra một khoảng trống rộng trong “chiếc đĩa tiền hành tinh” bao bọc xung quanh ngôi sao 6 triệu năm tuổi. 

Theo Space.com, 2 hành tinh đang mở rộng khoảng trống trong “chiếc đĩa” (hay còn gọi là vành đai) kết tụ khí đốt và bụi xung quanh ngôi sao, thứ có kích thước hơi nhỏ hơn so với Mặt trời của chúng ta.

Ngôi sao mẹ, PDS 70 nằm cách Trái đất khoảng 370 năm ánh sáng (một năm ánh sáng, đơn vị dùng để đo khoảng cách trong không gian, tương đương với 6 nghìn tỷ dặm).

Hành tinh nằm cùng trong 2 hành tinh mới được phát hiện, PDS 70 b, nằm trong “khoảng cách đĩa”, cách ngôi sao mẹ khoảng 2 tỷ dặm. PDS 70 c, hành tinh còn lại thì cách sao mẹ khoảng 3,3 tỷ dặm, tương đường khoảng cách từ sao Hải Vương tới Mặt trời.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Astronomy. “Phát hiện về 2 thế giới mới rất có ý nghĩa bởi vì nó cung cấp bằng chứng trực tiếp cho thấy sự hình thành của các hành tinh có thể quét đủ vật chất ra khỏi đĩa tiền hành tinh để tạo ra một khoảng rỗng có thể quan sát được”, theo giải thích của các nhà khoa học.

Trong khi đã có hơn chục ngoại hành tinh được chụp hình trực tiếp, đây mới là lần thứ hai các nhà thiên văn chụp được một hệ thống đa hành tinh, nghiên cứu cho biết.

“Đây là phát hiện rõ ràng đầu tiên về hệ thống hai hành tinh tạo lỗ hổng trên đĩa”, Giáo sư Julien Girard từ Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian ở

Baltimore, Maryland, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu nói thêm. “Với các cơ sở như ALMA (tên đài thiên văn nằm ở phía Bắc Chile), Hubble hoặc kính viễn vọng quang học lớn trên mặt đất được trang bị công nghệ quang học, chúng ta có thể thấy các đĩa có vòng và khoảng trống ở khắp nơi. Câu hỏi mở là, liệu có những hành tinh nào ở ngoài đó không? Câu trả lời là có”, GS Girard cho biết.

PDS 70 c được phát hiện từ mặt đất bằng máy quang phổ MUSE trên Kính thiên văn siêu lớn của Đài thiên văn Nam châu Âu (VLT) ở Chile. Các nhà thiên văn học đã sử dụng một chế độ quan sát mới trên kính viễn vọng cho phép nó “khóa tầm nhìn” vào ánh sáng từ ngọn lửa phát ra bởi khí hydro. “Chế độ quan sát mới này được phát triển để nghiên cứu các thiên hà và các cụm sao ở độ phân giải không gian cao hơn. 

Nhưng chế độ mới này cũng làm cho nó phù hợp cho việc chụp ảnh ngoại hành tinh, vốn không phải là mục đích khoa học ban đầu cho công cụ MUSE”, theo ông Sebastiaan Haffert đến từ Đài thiên văn Leiden, tác giả chính của báo cáo giải thích - “Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy hành tinh thứ hai”.

Các chuyên gia hy vọng rằng, Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA (dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2021), sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về hệ thống và các “vườn ươm sao” khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại