Loài rắn kỳ dị nhất hành tinh: Cắn người không cần há miệng, nọc hủy hoại mô nghiêm trọng

Trang Ly |

Loài rắn độc này thường bị hiểu nhầm là vô hại vì có vẻ ngoài rất bình thường, tuy nhiên, nọc độc và cặp răng nanh của chúng lại không hề bình thường.

Theo thông tin tờ Independent trích dẫn phát hiện khoa học trên Tạp chí Zoosystematics and Evolution, các nhà nghiên cứu vừa tìm thấy một loài rắn độc hoàn toàn mới ở Tây Phi mà khoa học chưa từng biết đến - Loài rắn Stiletto, thuộc chi Atractaspididae.

Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Mark-Oliver Roedel dẫn đầu (thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Berlin - Đức) là những người có công tìm ra loài rắn này.

Loài rắn kỳ dị nhất hành tinh: Cắn người không cần há miệng, nọc hủy hoại mô nghiêm trọng - Ảnh 1.

Rắn Stiletto - Loài rắn mới được phát hiện tại Tây Phi. Ảnh: Internet

Loài rắn Stiletto có danh pháp khoa học là Atractaspis Branchi. Đây là tên đặt nhằm vinh danh Giáo sư người Nam Phi - William Branch, một chuyên gia hàng đầu thế giới về các loài bò sát châu Phi. Ông mất hồi tháng 2/2017.

Loài rắn kỳ dị nhất hành tinh: Cắn người không cần há miệng, nọc hủy hoại mô nghiêm trọng - Ảnh 2.

1. Cặp răng nanh chưa từng thấy trong thế giới loài rắn

Điều thú vị và khá đáng sợ là loài rắn Stiletto mới này sở hữu bộ răng nanh có độc đúng như cái tên gọi của nó (rắn Stiletto, nghĩa là rắn nhọn).

Sinh sống tại các rừng mưa nhiệt đới và rừng nguyên sinh ở Tây Liberia và Đông Nam Guinea (Tây Phi), rắn stiletto sở hữu cặp răng nanh đặc biệt dài, có thể nhô ra một cách độc lập và hướng sang ngang, thay vì vuông góc với khuôn miệng khi tấn công kẻ thù của các loài rắn độc khác. Điều này cho phép chúng có thể tấn công kẻ thù/con mồi bằng nanh độc từ một góc độ khác thường (ngang).

Loài rắn kỳ dị nhất hành tinh: Cắn người không cần há miệng, nọc hủy hoại mô nghiêm trọng - Ảnh 3.

Chiếc răng nanh độc chưa từng thấy ở rắn Stiletto. Ảnh: Johan Marais/African Snakebite Institute

Trong khi hầu hết các loài rắn khác phải mở miệng lên tới 170 độ để cắn nạn nhân, thì loài rắn Stiletto chỉ có thể mở miệng rộng đến 55 độ. Tuy nhiên, cặp răng nanh nhọn nhô ra từ hai bên miệng có thể khắc phục "lỗi tạo hóa" này và cho phép chúng có thể tấn công mà không cần mở miệng.

2. Kỹ năng tung mình hiếm có

Một điểm đáng sợ nữa trong "bộ sưu tập vũ khí" của rắn Stiletto chính là khả năng tung mình ra xa ở một khoảng cách bằng chính chiều dài cơ thể của chúng (tối đa là 98cm, theo dữ liệu của African Snakebite Institute).

Khi tức giận hoặc săn mồi, rắn Stiletto sẽ nằm chờ rồi chớp thời cơ vàng tung mình đến chỗ con mồi và tiêm nọc độc vào nạn nhân xấu số.

3. Nọc độc làm hoại tử mô nghiêm trọng

Mặc dù nọc độc của loài rắn Stiletto không đủ mạnh để hạ sát một người trưởng thành nhưng nếu không kịp chữa trị, nọc độc của chúng có thể gây hoại tử mô nghiêm trọng, có thể dẫn đến việc mất ngón tay nếu vết cắn tại đó không được xử lý nhanh chóng.

Loài rắn kỳ dị nhất hành tinh: Cắn người không cần há miệng, nọc hủy hoại mô nghiêm trọng - Ảnh 4.

Nọc độc của loài rắn Stiletto có thể làm mất ngón tay người. Ảnh minh họa: Myke Clarkson/Africansnakebiteinstitute

Ngoài ra, nọc độc của rắn Stiletto có khả năng gây độc tế bào, khiến nạn nhân đau dữ dội, sưng và phồng rộp lớn ở vết cắn.

Vì chưa có thuốc chữa nọc độc của loài rắn này nên các bác sĩ chỉ có thể giảm đau, bù nước cho bệnh nhân và sau đó chờ vài ngày để xem mức độ tổn thương mô lan rộng như thế nào.

Loài rắn kỳ dị nhất hành tinh: Cắn người không cần há miệng, nọc hủy hoại mô nghiêm trọng - Ảnh 5.
Loài rắn kỳ dị nhất hành tinh: Cắn người không cần há miệng, nọc hủy hoại mô nghiêm trọng - Ảnh 6.

Vì có dáng vẻ bình thường nên rắn Stiletto thường bị hiểu nhầm là vô hại. Ảnh: Johan Marais/African Snakebite Institute

Rắn Stiletto thường khá khó xác định vì tập tính sinh sống cũng như đặc điểm bên ngoài. Do đó, chúng thường bị xem là loài rắn vô hại nếu không quan sát kỹ.

Rắn Stiletto còn được gọi với các tên khác nhau như rắn đào hang, rắn cắn ngang, rắn lục chuột chũi. Một con rắn Stiletto trưởng thành có chiều dài tối đa là nửa mét đến 70 cm.

Loài rắn kỳ dị nhất hành tinh: Cắn người không cần há miệng, nọc hủy hoại mô nghiêm trọng - Ảnh 7.

Cái đuôi nhọn hoắt của rắn Stiletto. Ảnh: Johan Marais/African Snakebite Institute

Đặc điểm hình thể:

Một đặc điểm quan trọng khác của loài rắn này là cái đuôi tương đối ngắn và mập mạp với một mũi nhọn rõ rệt ở đuôi.

Màu sắc cơ thể chúng thay đổi tùy theo khu vực, từ màu xám, nâu sẫm đến đen ở phần lưng. Còn phần bụng thì có mày trắng hoặc vàng nhạt với các đốm sậm màu.

Loài rắn này dành phần lớn cuộc đời dưới lòng đất nơi nó săn lùng những con rắn, chuột và thằn lằn khác. Rắn Stiletto chỉ xuất hiện trên mặt đất thường là vào đầu buổi tối, đặc biệt là sau cơn mưa. 

Khi ở trên mặt đất, con rắn Stiletto này thường cố gắng ngụy trang bằng cách vùi đầu xuống cát. Bất kỳ chuyển động nào cũng được nó nhận biết.

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc phát hiện ra một loài rắn hoàn toàn mới ở Tây Phi đã cung cấp thêm bằng chứng về sự đa dạng sinh học của khu vực rộng lớn này.

Loài rắn kỳ dị nhất hành tinh: Cắn người không cần há miệng, nọc hủy hoại mô nghiêm trọng - Ảnh 9.

Loài rắn Vermicella parscauda mới, được phát hiện tại Úc tháng 7/2018. Ảnh: ĐH Queenland (Úc).

Trước đó, vào tháng 7/2018, giới khoa học cũng phát hiện thêm một loài rắn mới, có tên khoa học là Vermicella parscauda, thuộc chi Bandy-bandy tại bang Queensland (Úc).

Tuy nhiên, dù vừa mới phát hiện, các nhà khoa học đã nhanh chóng đưa ra cảnh báo về nguy cơ tuyệt chủng của loài rắn này. Nguyên nhân là do môi trường sống của chúng đang bị các hoạt động khai thác quặng bô-xít làm xáo trộn.

Việc đưa ra cảnh báo tuyệt chủng của loài rắn này, các nhà khoa học hy vọng sẽ nâng cao ý thức bảo tồn của con người đối với sinh vật đặc hữu, mới được phát hiện tại Úc này.

Việc giới sinh vật học liên tiếp phát hiện những loài mới chứng tỏ sự đa dạng sinh học trên Trái Đất rất phong phú. 

Điều này rất có lợi cho môi trường sống của con người và giới động-thực vật trên hành tình của chúng ta.

Bài viết sử dụng nguồn: Independent, African Snakebite Institute

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại