Phát hiện lá phổi chim cổ đại còn nguyên vẹn sau 120 triệu năm

Mai Phương |

Một nhóm các nhà khoa học vừa công bố đã phát hiện lá phổi đã hóa thạch của một loài chim có niên đại khoảng 120 triệu năm.

Lá phổi được phát hiện tại Bảo tàng Thiên nhiên Sơn Đông Tianyu (Trung Quốc), nơi một người đam mê hóa thạch đã sưu tầm hàng nghìn mẫu vật về các loài chim mà anh ta đã mua được trong nhiều thập kỷ.

Tính đến nay, “túi phổi hình ống” này được cho là lá phổi hóa thạch lâu đời nhất được tìm thấy về loài chim. Đây là một phát hiện giúp các nhà khoa học rõ hơn về lịch sử tiến hóa của các loài chim.

Lá phổi của loài chim được tìm thấy gần giống với chim bồ câu, là hóa thạch thứ 5 về loài vật này được tìm thấy và nó cũng chính là hóa thạch được bảo quản tốt nhất qua thời gian. Theo các nhà khoa học, phổi của chim hiện đại rất giống với cấu trúc lá phổi hóa thạch được tìm thấy ở thời kỳ khủng long.

Phổi của chim có cấu tạo khác với các loài động vật khác ở chỗ nó có nhiều túi khí giúp loài chim có thể hít vào một lượng lớn khí oxy. Con người và những động vật có vú khác có hàm lượng khí oxy trong phổi thấp hơn so với loài chim.

Giáo sư Martin Sander, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Bonn ở Đức, người đã không tham gia vào nghiên cứu, nói với Live Science, rằng các nhà nghiên cứu nên thận trọng trước khi kết luận vì rất hiếm thấy một cơ quan nội tạng nào lại được bảo tồn tốt như vậy.

Chúng ta nên áp dụng những kỹ thuật khác nhau để xác nhận rằng, hóa thạch vừa tìm thấy thực sự là lá phổi. Nhưng tôi cũng không ngạc nhiên nếu phổi có thể hóa thạch vì hàm lượng sắt trong phổi rất cao”, Giáo sư Sander nhấn mạnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại