Ảnh minh họa: Thành Luân
Một người đàn ông đã vác theo một cái xẻng và cầm một thau nhựa đi đến một vùng đất vắng vẻ khô cằn, ông phát hiện ra một hố nhỏ có đất ở miệng hang đùn lên và quyết định sẽ đào thử chiếc hang này để xem bên dưới là sinh vật gì?
Mặc dù miệng hang rất nhỏ nhưng càng đào thì người đàn ông càng phát hiện nhiều cặp càng có màu đỏ bên dưới, ông nhẹ nhàng bắt chúng bỏ vào thau và sau một hồi dùng xẻng đào bới thì chiếc thau đã dần đầy ắp.
Xem video:
Người đàn ông đi đến vùng đất khô cằn thì phát hiện một hố nhỏ, ngờ đâu khi đào lên lại 1 thau đầy ắp
Sinh vật mà người đàn ông này bắt lên chính là tôm hùm đất (hay còn gọi là tôm hùm đỏ hay tôm rồng, danh pháp khoa học: Procambarus clarkii) là thành viên của siêu họ Astacoidea và Parastacoidea.
Chúng thích nghi rất tốt với nhiều loại môi trường vì đặc tính ăn tạp, tôm hùm đất có thể đào hang trú ẩn sâu 100-200cm trên cạn như cua và chịu được biên độ nhiệt độ rộng (từ 0 đến 37 độ C).
Nhưng cũng chính vì tập tính này mà tôm đất có thể gây hại hệ thống kênh mương do gây vỡ và làm sạt lở bờ đập, ao nuôi cá tra... Thực tế thì tôm hùm đất nằm trong danh mục 19 loài ngoại lai xâm hại cho sinh vật bản địa ở Việt Nam (theo Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Theo nghiên cứu, tôm hùm đất còn là vật chủ có thể phát tán mầm dịch bệnh nấm tôm Aphanomyces astaci, vi rút gây bệnh đốm trắng cho tôm (WSSV)... Do đó tôm hùm đất bị cấm nuôi ở Việt Nam.