K2-18b, cũng gọi là EPIC 201912552 b, là một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời quay xung quanh sao lùn đỏ K2-18, có cự ly 124 năm ánh sáng tính từ Trái Đất.
Hành tinh này ban đầu được phát hiện thông qua chương trình Kepler, sau đó được xác định là có khối lượng gấp 8 lần Trái đất với quỹ đạo 33 ngày trong khu vực có thể ở được của ngôi sao.
Cách đây vài ngày, EarthSky đã báo cáo rằng có lẽ chúng ta hoàn toàn không hề đơn độc khi phát hiện ra bầu khí quyển của một "siêu Trái Đất" tồn tại hơi nước cũng như những điều kiện để sự sống có thể sinh sôi nảy nở.
K2-18b có nhiệt độ phù hợp để cho nước tồn tại ở thể lỏng, đồng thời hành tinh này hoàn tất quỹ đạo của mình chỉ trong 33 ngày, vậy nên một năm trên đó trôi qua chỉ bằng một tháng trên Trái Đất.
Như mong đợi, phát hiện này đã nhận được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông. Nhưng hóa ra câu chuyện có thể không hoàn toàn giống như báo cáo đầu tiên và được mô tả có phần sai lệch ở một mức độ nào đó.
Khám phá này được nêu trong hai bài báo khác nhau, người đầu tiên được công bố vào ngày 10/9/2019 trên arXiv - cơ sở dữ liệu lưu trữ điện tử dạng tiền in ấn của các bài báo khoa học trong các lĩnh vực toán học, vật lý, khoa học máy tính, sinh học định lượng và thống kê và báo cáo thứ hai được công bố trên tạp chí Nature Astronomy vào ngày 11/9.
Lần đầu tiên các nhà khoa học đã xác định sự tồn tại của nước trong bầu khí quyển bao quanh một hành tinh có nhiệt động tương đương Trái Đất và được cho là có thể hỗ trợ sự sống. Theo báo cáo khoa học mới công bố ngày 11/9 trên tạp chí Nature Astronomy, bầu khí quyển bao quanh hành tinh K2-18b tồn tại nước ở dạng lỏng.
Các bản báo cáo mô tả chi tiết về việc tìm thấy hơi nước trong bầu khí quyển của K2-18b, một ngoại hành tinh có nhiệt độ có thể cho phép nước lỏng tồn tại - cách Trái đất 124 năm ánh sáng.
Chính xác rằng đây là lần đầu tiên hơi nước được xác định trong bầu khí quyển tại vùng có thể sống của một ngoại hành tinh.
Bản thân việc phát hiện hơi nước đã được xác nhận, nhưng có rất nhiều tranh luận về việc hành tinh K2-18b thực sự có thể là nơi sinh sống là là ngôi nhà mới cho nhân loại hay không?
"Đây là ngoại hành tinh duy nhất tính cho đến nay mà chúng ta biết có nhiệt độ chính xác để hỗ trợ sự tồn tại của nước, dù là nước trong bầu khí quyển hay trên bề mặt, thì K2-18b chính là ứng viên tốt nhất cho khả năng sinh sống mà chúng ta có được." - Nhà thiên văn học Angelos Tsiaras thuộc Đại học London (Anh) - đồng tác giả nghiên cứu mới nhất về K2-18b, phấn khích cho biết.
Một số nhà khoa học đã gọi hành tinh này là một siêu Trái Đất bởi kích thước của nó lớn hơn hành tinh của chúng ta, nhưng nhỏ hơn Sao Hải Vương.
Hành tinh K2-18b được xác định có lớp vỏ hầu hết được cho là đá - tương tự như Trái đất, và có kích thước lớn gấp 2 lần hành tinh của chúng ta.
Được phát hiện từ năm 2015, K2-18b là một trong hàng trăm hành tinh có khối lượng gấp chưa đến 10 lần so với Trái Đất mà tàu vũ trụ Kepler của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện ra. Trong những thập kỷ tới, loài người sẽ triển khai những sứ mệnh không gian mới để phát hiện thêm hàng trăm hành tinh kiểu này.
Nhưng có lẽ nếu hành tinh này phù hợp mới sự sống một cách thực sự thì con người chắc cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sinh sống tại đây bởi chúng có trọng lượng gấp 8 lần trái đất, đồng nghĩa với việc lực hấp dẫn của chúng cũng lớn hơn.
Để dễ hiểu hơn, nếu bạn nặng 70kg trên trái đất, khi đặt chân đến K2-18b, bạn sẽ nặng tới 560kg, điều này sẽ khiến cho xương khớp và các cơ bắp của bạn không thể hoạt động một cách bình thường.