Kể từ khi tàu thăm dò Curiosity của NASA tiếp xúc với bề mặt sao Hỏa vào năm 2012, nó đã phát hiện ra bằng chứng chất lỏng, chất methane, phân tử hữu cơ và sự hình thành của trầm tích, tạo nên nhiều cuộc tranh luận trên thế giới.
Đầu tuần này, tàu thăm dò Curiosity mới có phát hiện đáng ngạc nhiên làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta về sao Hỏa: Phát hiện ra vật thể lạ trông như khối kim loại nóng chảy.
Tuy nhiên, sau khi tàu thăm dò Curiosity chụp ảnh vật thể lạ, các chuyên gia thuộc trường ĐH bang Arizona (Mỹ) phán đoán đó là thiên thạch bằng nickel và sắt nóng chảy thường được dùng làm pin bền đặc biệt.
Các nhà khoa học đặt tên nó là "Quả trứng đá" vì thiên thạch hình quả trứng và do camera MastCam trên tàu Curiosity phát hiện ra tại vị trí Sol 153.
Sau khi chụp ảnh vật thể, tàu thăm dò Curiosity đã tiến đến gần hơn và nghiên cứu vật thể bằng camera ChemCam chụp ảnh siêu nhỏ từ xa để các nhà nghiên cứu trên Trái Đất phân tích thành phần hóa học cấu tạo vật thể.
Tàu thăm dò Curiosity chụp ảnh vật thể kim loại trên sao Hỏa vào đầu tuần này. Ảnh: NASA.
Thành phần kim loại của "Quả trứng đá" giải thích vì sao nó có vẻ bên ngoài nóng chảy. Theo các chuyên gia, vật thể đã được nóng chảy khi đi vào khí quyển sao Hỏa rồi rơi xuống mặt đất, nó bị nguội đi và giữ nguyên tình trạng ban đầu.
Tàu thăm dò Curiosity trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: PA.
Trước đây, tàu thăm dò Curiosity đã thấy thiên thạch trên sao Hỏa nhưng vật thể này có một số đặc điểm đáng chú ý. Nó có bề ngoài mịn như là tảng đá được đánh bóng có mấy rãnh sâu, như một cổ vật.
Các thiên thạch có thể tồn tại hàng triệu năm trên hành tinh đỏ vì bầu khí quyển trên đó thiếu oxy và hơi ẩm. Bầu khí quyển sao Hỏa rất mỏng nên vật thể có thể rơi vãi khắp hành tinh đỏ.
Nguồn: Ancient Code, Daily Mail