Các nhà khảo cổ đang miệt mài làm việc tại vị trí được cho là có bức tranh khảm trai "tổ tiên"
Hơn 3.000 viên đá - với các màu tự nhiên như bé, đỏ và đen, được sắp xếp theo hình tam giác và đường cong - vừa được khai quật trong một ngôi đền Hittite thế kỷ 15 trước Công nguyên.
Anacleto D'Agostino, giám đốc khai quật của Usakli Hoyuk, gần Yozgat, miền trung Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết: "Đó là tổ tiên của tranh khảm thời kỳ cổ điển.”
Các nhà khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ và Ý đã miệt mài dùng xẻng và bàn chải để tìm hiểu về các thị trấn của người Hittite tại địa điểm cách thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ 3 giờ lái xe, nơi được biết đến đầu tiên vào năm 2018. Đây là một trong những khu vực từng là vương quốc hùng mạnh nhất ở Anatolia cổ đại.
Khám phá này được phát hiện ở vị trí đối diện với núi Kerkenes và ngôi đền nơi đặt bức tranh khảm dành riêng cho Teshub, vị thần bão tố được người Hittite tôn thờ, tương đương với thần Zeus của người Hy Lạp cổ đại.
Các nhà khảo cổ học trong tuần qua cũng phát hiện ra đồ gốm sứ và tàn tích của một cung điện, ủng hộ giả thuyết rằng Usakli Hoyuk thực sự có thể là thành phố đã mất của Zippalanda.
Là nơi thờ vị thần bão tố nổi tiếng và thường xuyên được nhắc đến trong các danh sách của người Hittite, vị trí chính xác của Zippalanda vẫn còn là một bí ẩn.
Một số người tin rằng sự thay đổi khí hậu kèm theo bất ổn xã hội là nguyên nhân khiến người Hittite biến mất, mặc dù gần 3.000 năm sau, người Hittite vẫn tiếp tục sống trong trí tưởng tượng của người Thổ Nhĩ Kỳ và được cho là tổ tiên của người Thổ Nhĩ Kỳ.