Pháo đài cổ này được xây dựng để bảo vệ dãy núi Altai, ngăn chặn các cuộc tấn công từ phương Bắc.
Nhóm khảo cổ do giáo sư Andrey Borodovsky thuộc Viện Khảo cổ học và Dân tộc học - chi nhánh Siberia - Học viện Khoa học Nga, cho rằng: tường pháo đài ở Siberia to lớn như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, còn lẩn khuất trong rừng cây cỏ xanh một màu.
Bức tường do người cổ đại xây bằng những khối đá lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa biết nền văn minh cổ đại nào đã xây nên tường thành.
Các nhà khảo cổ đã nhận thấy có đến 6 hệ thống tường phòng thủ chạy song song, ngăn chặn người phương Bắc xâm lược dãy núi Altai.
Theo thông tin ban đầu, "Vạn Lý Trường Thành" của Siberia rộng 10m và cao khoảng 8m. Tường thành dẫn tới hành lang rộng phía đông. Núi chặn lại thành hệ thống tường khác theo hướng tây – đông, băng qua thung lũng Katun.
Tường thành chặn được đám đông người và buộc phải đi vào hành lang hẹp hướng theo ý đồ của người xây dựng.
Quang cảnh quanh làng làng Souzga (nguồn ảnh: Siberian Times).
Điều đáng nói là không biết làm thế nào giáo sư Borodovsky phân tích địa chất và quét được công trình để biết đó là tường do con người xây dựng, không phải là kết cấu tự nhiên.
Biểu đồ dữ liệu phân tích địa chất (nguồn ảnh: Siberian Times).
Sau này, nhóm làm việc của giáo sư Borodovsky sẽ thực hiện nghiên cứu thêm để họ nhận dạng kết cấu mới càng nhiều càng tốt. Ông khẳng định với Thời báo Siberia rằng: tường thành do con người xây dựng nhưng rất khó xác định niên đại công trình, thời điểm và địa điêm xây dựng.
Có lẽ tường thành được xây dựng vào thiên niên kỷ 1 trước CN – đánh dấu bắt đầu một kỷ nguyên mới. Đó là Thời kỳ Đồ sắt, hay Thời kỳ Đồ đồng. Nhưng có lẽ là Thời kỳ Đồ sắt.
Theo giáo sư Borodovsky, trong thời trung cổ không có cộng đồng nào hùng mạnh ở đây có thể xây dựng được công trình nguy nga như thế.
Bên cạnh đó, thời trung cổ cũng không cần đến một công trình đồ sộ như thế. Ở đây đã có nhiều công trình nhỏ nằm rải rác.
Tất cả những bức tường phòng thủ ở Á – Âu đều được xây vào thời kỳ mờ đầu thiên niên kỷ đầu tiên trước Công Nguyên đến nửa đâu thiên niên kỷ đầu tiên sau Công Nguyên.
Nguồn: EWAO, Siberian Times