Phản ứng lạ của bạch tuộc cái khi bị con đực quấy rối

Hoàng Dung |

Bạch tuộc cái chống đỡ những con đực quấy rối chúng bằng cách ném vỏ sò, đất cát và các mảnh vụn khác.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney đã ghi hình những con bạch tuộc ở Vịnh Jervis trên bờ biển phía nam của New South Wales.

Phân tích đoạn phim, họ phát hiện ra rằng những con bạch tuộc cái phát sinh một phương pháp hữu ích để chống lại con đực đến quấy rối.

Những con bạch tuộc cái sẽ cố tình ném vỏ sò, bùn cát vào đối phương đang muốn tiến tới giao phối nhưng chúng không muốn. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng bạch tuộc cái giấu bùn cát, vỏ sò nhỏ và các vật thể khác giới cơ thể bằng xúc tu. Sau đó biến chúng thành viên đạn bắn ra cùng tia nước vào đối phương.

Phản ứng lạ của bạch tuộc cái khi bị con đực quấy rối - Ảnh 1.

Hành vi này có chủ ý khác với hành vi chúng xây dựng hang ổ hay ném ăn. Con đực mặc dù có thể tránh được chút ít trong các cuộc tấn công ấy nhưng phần lớn là sẽ bỏ cuộc.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng không phải tất cả các nạn nhân đều là con đực muốn giao phối. Hành vi tấn công này cũng xuất hiện đối với kẻ thù là con cái. Trong số 13 vụ việc, có 5 nạn nhân là con đực, 8 là con cái.

Việc sinh sản là công việc nghiêm túc đối với bạch tuộc. Một con cái có thể đẻ tới 100.000 quả trứng trong suốt thời gian sinh sản kéo dài từ một đến hai tuần. Khi chúng nở ra, ấu trùng sẽ bơi trên bề mặt nhưng phần lớn sẽ bị sóng lớn nhấn chìm hoặc bị các sinh vật biển lớn hơn tấn công.

Phản ứng lạ của bạch tuộc cái khi bị con đực quấy rối - Ảnh 3.

Bạch tuộc cái tấn công khi bị con đực quấy rối

Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy bạch tuộc định cư trong gáo dừa mà con người vứt xuống biển. Hành động này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng đây là loài động vật không xương sống biết cách sử dụng công cụ thông minh đầu tiên.

Nhóm nghiên cứu quan sát hơn 20 sinh vật tiến hành xây nhà. Công việc không chỉ đơn giản là chui xuống dưới lớp vỏ tiện nghi có sẵn mà chúng tìm cách thu thập nửa quả dừa, xếp chồng lại với nhau, vận chuyển trong khoảng cách 21 mét.

Theo nghiên cứu khoa học, bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn tuỳ từng loài. Có loài chỉ sống được 6 tháng nhưng cũng có loài sống được tới 5 năm. Những con đực có thể chỉ sống được vài tháng sau khi kết đôi còn con cái sẽ chết không lâu sau khi ổ trứng nở.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại