“Đảo chiều” tham vọng Nga tại Trung Đông: Đứt kèo Iran, Thổ đắc lợi phút chót

Hồng Nhung |

Yếu tố gần đây khiến cho liên minh Trung Đông đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết chính là mấu chốt trong thỏa hiệp giảm xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại Ilib, Syria và cuộc chiến tái kiến thiết Syria giữa các siêu cường.

Tiến trình căng thẳng giữa các siêu cường gần đây đang đẩy lên cao trào trong bối cảnh cạnh tranh từ kinh tế, thương mại cho đến quân sự và địa chính trị. Thậm chí, các cuộc chiến diễn ra trên mặt trận địa chính trị, kinh tế và văn hóa.

“Đảo chiều” tham vọng Nga tại Trung Đông: Đứt kèo Iran, Thổ đắc lợi phút chót - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Lobelog

Từ điều này, mối quan hệ giữa các liên minh Trung Đông cũng đối mặt với nhiều khó khăn và trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Các rạn nứt này có thể tìm thấy rõ nhất trong liên minh Nga, Thổ Nhĩ và Iran. Tuy nhiên, tín hiệu căng thẳng cũng tiềm ẩn trong mối quan hệ giữa các quốc gia vùng Vịnh với Israel nhằm đối đầu với ảnh hưởng của Iran.

Ít nhất cho đến hiện tại, Nga đang giao kèo với Thổ Nhĩ Kỳ trì hoãn cuộc tấn công toàn diện vào Idlib bất chấp sự ủng hộ của Iran cho một cuộc tổng tấn công cuối cùng. Ankara hiện đang là nơi trú ngụ của khoảng 3 triệu người dân Syria với lo ngại thường trực quá tải tình trạng tị nạn Syria và nước này. Theo các nhà quan sát, nếu cuộc tổng tấn công cuối cùng diễn ra, Ankara sẽ hút thêm số lượng đáng kể dân tị nạn Syria vào nước này và rơi vào khủng hoảng tị nạn.

Nga lo lắng sự hiện diện Iran?

Nếu Iran ở vị thế liên minh yếu nhất trong cuộc chiến tranh tại Idlib thì giờ đây, Tehran dường như đã trở nên mạnh mẽ hơn về tầm ảnh hưởng trong tiến trình tái thiết Syria hậu chiến tranh.

Tương tự như vậy, Nga dường như đang tồn tại chút mâu thuẫn với sự hiện diện của quân sự Iran tại Syria sau nội chiến bởi sự có mặt của Iran sẽ khiến gia tăng căng thẳng với Israel. Các cuộc tấn công của Israel trong tháng này đã khiến cho máy bay Nga rơi và gây thương vong cho các quân nhân nước này.

Diễn biến gần đây cũng gợi ý rằng các liên minh, trong đó có Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ liên tục thúc đẩy quan hệ vì lợi ích chung mà không phải đơn thuần chỉ là lợi ích riêng.

Điều đó hoàn toàn đúng ngay cải khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm tiếng nói chung trong các thảo luận về vấn đề Á-Âu. Điều này cũng áp dụng cho cả Saudi Arabia và UAE cùng thúc đẩy các chính sách hợp lực nhưng vẫn nhìn thấy các lựa chọn khác biệt trong vấn đề Yemen.

Sự mong manh trong quan hệ liên minh còn có thể nhìn thấy trong tham vọng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tồn tại trong thế kỷ 21. Quan niệm “đế chế” đã xác định trong các chính sách lâu dài trước khi có sự tham gia của Mỹ và sự nổi lên của Trung Quốc tại khu vực này.

Các căng thẳng gia tăng gần đây giữa phương Tây và Nga cùng với sự lớn mạnh của các quốc gia Trung Đông bao gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và Iran được xem là bước ngoặt thay đổi gần đây tại khu vực này.

Ảnh hưởng của Nga định hình trật tự thế giới?

Toàn cầu hóa đang thay đổi vị thế địa chính trị mà không phải chỉ một quốc gia đơn lập. Giới quan sát cho rằng, vị thế của Nga có ảnh hưởng lớn với châu Á nhưng lại chưa thể xọa dịu căng thẳng và chiếm vị thế lớn bên cạnh Trung Quốc, liên minh châu Âu và Mỹ.

“Tổng thống Putin mong muốn tầm ảnh hưởng của Nga trong khía cạnh trật tự thế giới”, cựu Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề châu Âu-ông Bruno Macaes viết trong cuốn sách “The Dawn of Eurasia”.

Từ lâu Moscow liên tục là một cường quốc có uy lực với châu Á trên nền tảng cơ bản về chủ nghĩa Á-Âu.

Diễn đàn kinh tế Á-Âu trong đó có sự tham gia của Nga và một số quốc gia khác là một cơ sở để xác định ảnh hưởng ít nhiều của Nga trong từ duy tăng cường ảnh hưởng quyền lực Á-Âu.

Tương tự như vậy, tư duy chủ nghĩa Á-Âu cũng nằm trong định hướng ít nhiều của chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Recep Tayyip Erdogan.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng mong muốn có được lộ trình thượng đỉnh về vấn đề Syria với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Đức và Pháp nhằm giải quyết vấn đề hiện tại.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 27/9 đã có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Đức, kéo dài 3 ngày. Dù đã bất đồng với cả Mỹ và nhiều nước châu Âu trong những năm trở lại đây, song những căng thẳng với Mỹ đã và đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, khiến nước này quyết định chọn lựa cách “làm lành” với đồng minh châu Âu vì những lợi ích của cả đôi bên.

Giới chuyên gia cho rằng, cuộc gặp giữa Tổng thống Erdogan và Thủ tướng Đức Merkel được cho là cơ hội mở ra hướng giải quyết ít nhiều cho căng thẳng giữa Ankara và châu Âu. Các quốc gia châu Âu liên tục bày tỏ lo lắng về các chính sách của chính quyền Tổng thống Trump gần đây. Chuyến thăm nhằm cải thiện các mối quan hệ song phương và xa hơn là mối quan hệ giữa Ankara với toàn châu Âu.

Nếu quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể mở rộng ảnh hưởng phạm vi địa lý thì cấu trúc liên kết với Iran lại nhìn sang một hướng khác trong bối cảnh Tehran đang được xem là “thống trị” Trung Đông.

“Iran giống như một pháo đài”, Stratfor Global Intelligence-một công ty an ninh ở Mỹ cho biết.. Nỗi lo sợ của các quốc gia vùng Vịnh bắt nguồn từ sự mất lòng tin với chính quyền Hồi giáo Iran.

Còn với vấn đề của Idlib, các cạnh tranh tăng cường ảnh hưởng của các siêu cường trong quá trình tái thiết Syria vẫn đang là trọng tâm của liên minh Trung Đông hiện tại, trong đó sức mạnh kinh tế đang trở nên quan trọng cùng với yếu tố địa chính trị.

“Một chút thay đổi trong liên minh tại Syria đang khiến cho thế trận thay đổi ít nhiều. Tương lai cho hợp tác giữa Nga và Iran cũng đang đối mặt với nhiều thách thức”, Nuray Mert - nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại