Ông Putin "hành động như thần": Cục diện chiến sự Armenia-Azerbaijan xoay chuyển 180°

Anh Tú |

Tổng thống Azerbaijan đã ca ngợi thỏa thuận với Armenia là một dấu mốc lịch sử và những đóng góp to lớn của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đối với vấn đề Nagorno-Karabakh.

Dưới vai trò trung gian hòa giả của Nga, Armenia và Azerbaijan đã chính thức ký kết thỏa thuận đình chiến tối ngày 9/11 tại Moscow nhằm chấm dứt tình trạng xung đột ở vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã ca ngợi đây là một “thỏa thuận lịch sử” và những đóng góp to lớn của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài với nước láng giềng Armenia liên quan tới vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Về phần mình, ông Putin cũng đã lên tiếng xác nhận Baku và Yerevan đã đạt được một thỏa thuận hòa bình ở Nagorno-Karabakh và các lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga sẽ sớm được triển khai tới đây.

“Thỏa thuận sẽ tạo ra những điều kiện cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng trong dài hạn vì lợi ích của người dân ở cả hai quốc gia” Tổng thống Putin phát biểu ngay sau khi Armenia và Azerbaijan ký kết thỏa thuận dưới sự chứng kiến của Nga.

Ông Putin hành động như thần: Cục diện chiến sự Armenia-Azerbaijan xoay chuyển 180° - Ảnh 1.

Tổng thống Putin: Thỏa thuận hòa bình mới mang lại lợi ích cho người dân ở cả Armenia và Azerbaijan. Ảnh: RT

Khi thông báo về thỏa thuận hòa bình này với Azerbaijan, Thủ tướng Armenia Nikol đã phải thừa nhận đây là “một nỗi đau không thể tưởng tượng nổi”, chứ không phải chiến thắng nhưng không còn khác nào khác.

Ông Pashinyan cho biết, cá nhân ông đã phải đưa ra một quyết định rất khó khăn dựa trên tình hình quân sự hiện tại, đồng thời tin rằng đó là giải pháp tốt nhất trong hoàn cảnh hiện nay.

"Tôi xin quỳ xuống trước tất cả các nạn nhân, cúi đầu trước tất cả các binh lính, chiến sĩ, tướng lĩnh và tình nguyện viên của chúng tôi, những người đã bảo vệ quê hương bằng mạng sống của mình. Họ đã cứu Artsakh (Nagorno-Karabakh)", Thủ tướng Pashinyan viết trong một bài đăng tải trên Facebook.

Mặc dù thừa nhận đây không phải là một chiến thắng nhưng Thủ tướng Pashinyan cho biết, cần phải có tín hiệu tái sinh cho sự đoàn kết dân tộc Armenia.

Ông Pashinyan kêu gọi người dân Armenia “kiểm điểm lại những năm tháng độc lập để có thể hoạch định tương lai của mình và không lặp lại những sai lầm trong quá khứ”.

Quân đội Azerbaijan và lực lượng quân sự Armenia đã xung đột với nhau ở vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno-Karabakh kể từ cuối tháng 9/2020. Các cuộc giao tranh căng thẳng vẫn liên tục tiếp diễn bất chấp đã có nhiều lệnh ngừng bắn do cả Moscow và Washington dàn xếp. 

Tình hình chiến sự càng trở nên trầm trọng hơn khi Azerbaijan nhận được hỗ trợ tích cực từ một nước thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước khi đạt được hiệp định đình chiến hôm 9/11 dưới sự bảo trợ của Nga, giữa Armenia và Azerbaijan đã có 3 thỏa thuận bị phá vỡ không bao lâu sau khi được ký kết. 

Tuy nhiên, lần này việc Nga quyết định triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Nagorno-Karabakh đã làm dấy lên hy vọng về một cam kết hòa bình lâu dài, mở ra một triển vọng hợp tác mới, góp phần chấm dứt tình cảnh thương vong đẫm máu trong xung đột giữa Armenia và Azerbaijan. 

Lực lượng gìn giữ hòa bình đầu tiên của Nga lên đường tới Nagorno-Karabakh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại