Ông Biden có thể gặp trở ngại khi tiếp cận các bí mật an ninh quốc gia dưới thời TT Trump

Thu Ngọc |

Những bí ẩn đã xảy ra trong 4 năm qua như nội dung trao đổi giữa ông Trump với Tổng thống Nga Putin; hay Jared Kusher đã thảo luận điều gì với Thái tử Ả Rập Saudi...

Từ thói quen không hay ghi chú của Tổng thống Trump

Những bí ẩn đã xảy ra trong 4 năm qua như nội dung trao đổi trong nhiều cuộc điện đàm cũng như gặp trực tiếp giữa Tổng thống Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin; con rể Jared Kusher của Tổng thống đã thảo luận điều gì với Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman trên ứng dụng WhatsApp; liệu các trợ lý của Tổng thống có ghi chú bất kỳ cuộc trò chuyện nào giữa người đứng đầu Nhà Trắng đã có với các quan chức Mỹ và nước ngoài về việc phát triển đế chế kinh doanh của mình không...

Nhưng không một ai biết được liệu có bao nhiêu tài liệu còn được giữ lại do thói quen hủy tài liệu của Tổng thống Trump. Các nhân viên Nhà Trắng từng được giao nhiệm vụ dán lại tài liệu đã bị sa thải vào năm 2018, cộng với sự ám ảnh thường thấy của Nhà Trắng về việc rò rỉ thông tin.

Khi được hỏi về việc liệu có nội dung gì đã bị xóa khỏi hệ thống phân loại của Hội đồng An ninh Quốc gia hay không - nơi một số bản ghi các cuộc gọi của TT Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài đã bị ẩn - quan chức này trả lời: "Tôi sẽ không nói về điều này. Nhưng chúng tôi tuân thủ mọi quy định".

Ông Libowitz chỉ ra các cuộc gặp của ông Trump với người đồng cấp Putin, thường được thực hiện mà không có người ghi chú hoặc phiên dịch người Mỹ có mặt. Theo cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson, các cuộc họp của cố vấn cao cấp Kushner với Ả Rập Saudi và các quan chức chính phủ nước ngoài khác, thường không có sự chứng kiến của quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao.

Ông Trump cũng nổi tiếng là không ưa thích việc ghi lại thông tin. Cựu cố vấn Nhà Trắng Don McGahn cho biết, Tổng thống Trump từng hỏi ông tại sao lại ghi chép.

Người đứng đầu Nhà Trắng cũng đã tịch thu các ghi chú do một phiên dịch viên ghi lại trong một trong những cuộc gặp đầu tiên của ông với Putin vào năm 2017. Trong khi con gái, và cũng là cố vấn cấp cao Ivanka Trump được cho là đã gửi hàng trăm email cho các phụ tá Nhà Trắng và các quan chức nội các từ tài khoản email cá nhân.

Trong số những hồ sơ tổng thống, phần thông tin thú vị nhất trong nhiệm kỳ của ông Trump là những bức thư ông viết cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, chưa bao giờ được công khai. Nhưng không rõ liệu Nhà Trắng có sao chép và lưu giữ các bản sao của các bức thư này hay không.

Khi được hỏi về các bức thư, quan chức Nhà Trắng cho biết ông không biết nhưng nói thêm rằng nói chung, các loại thư tín giữa các nguyên thủ đều được lưu giữ lại.

Không dễ tiêu hủy các hồ sơ

Đạo luật Hồ sơ Tổng thống, yêu cầu một tổng thống đương nhiệm phải bảo quản và cuối cùng công khai tất cả các hồ sơ liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính thức, đã được thông qua 42 năm trước sau scandal Tổng thống Richard Nixon cố gắng che giấu các cuốn băng ghi âm tại Nhà Trắng dẫn đến việc ông phải từ chức năm 1974.

Đạo luật này yêu cầu hồ sơ tổng thống phải công khai ra công chúng 5 năm sau khi một chính phủ kết thúc nhiệm kì. Theo ông Kel McClanahan, giám đốc điều hành của công ty luật National Security Counselors, đạo luật này không có cơ chế cưỡng chế và sự tuân thủ chỉ dựa vào thiện chí của các tổng thống.

"Vì tôn trọng thể chế và sự phân chia quyền lực, Quốc hội đã trao cho Nhà Trắng quyền quyết định nội dung của hồ sơ tổng thống. Họ không bao giờ hình dung ra có ngày sẽ có một tổng thống nhậm chức và bắt đầu phá hủy mọi thứ", ông McClanahan nói.

Cơ quan Lưu trữ Quốc gia xác định hồ sơ tổng thống là bất kỳ tài liệu tư liệu nào được tổng thống, nhân viên trực tiếp của họ hoặc bất kỳ ai trong Văn phòng điều hành của Tổng thống "có chức năng cố vấn hoặc hỗ trợ Tổng thống" "tạo ra hoặc nhận được" trong quá trình thực thi công vụ.

"Giống như nhiều điều luật khác, Đạo luật Hồ sơ Tổng thống và Đạo luật Hồ sơ Liên bang đều dựa trên mức độ thiện chí của các quan chức chính phủ", Steven Aftergood, người điều hành Dự án của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ về Bảo mật Chính phủ nói.

"Cơ quan Lưu trữ Quốc gia không có lực lượng để xâm nhập và cưỡng chế việc bảo quản các hồ sơ nhạy cảm. Trên thực tế, không quá khó để một quan chức phá hủy hoặc mang hồ sơ ra khỏi nơi cất giữ chính thức", ông nói thêm.

Một cựu quan chức hội đồng an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Obama cho biết, chính phủ Mỹ cũng áp dụng một số biện pháp phòng vệ tự động. "Ví dụ, trừ khi hệ thống bị vô hiệu hóa, hầu hết mọi email và tài liệu an ninh quốc gia đều được tự động lưu trữ. Ngoài ra, nhiều cơ quan đều lưu giữ các hồ sơ của hội đồng an ninh quốc gia được gửi đi cho các cuộc họp, vì vậy tôi nghĩ rằng việc tiêu hủy tất cả các bản sao của một tài liệu nào đó sẽ thực sự rất, rất khó thực hiện", cựu quan chức hội đồng an ninh quốc gia cho biết.

Các chuyên gia cho biết nhiều khả năng những loại tài liệu đó, nếu chúng không bị xóa khỏi hệ thống, sẽ nằm trong số hồ sơ tổng thống được gửi tới NARA để bảo quản và không có sẵn cho chính quyền kế nhiệm. Một luật sư phục vụ trong văn phòng cố vấn Nhà Trắng của cựu TT Obama cho biết, ngay cả khi hồ sơ đã được bảo quản đúng cách, hoặc nếu các quan chức tại các cơ quan khác đã ghi chú hoặc ghi nhớ các thư từ cụ thể, thì vẫn có giới hạn về những gì Tổng thống đắc cử Biden sẽ có thể truy cập.

Một câu hỏi đặt ra là, trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ đã bị xói mòn nghiêm trọng giữa Mỹ với các đồng minh dưới thời Tổng thống Trump, liệu ông Biden có thể xem lại những bản ghi nhớ các cuộc gọi điện thoại trước đây của ông Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài hay không.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại