'Ở nhà tháng trời, tiết kiệm được hàng chục triệu': Đây mới là sự tự giác đỉnh cao mà người trưởng thành nên có

ALEXX |

Thứ duy nhất không thay đổi trong cuộc sống này chính là sự thay đổi, biến hóa. Bạn không thể lường trước được nguy cơ sẽ xảy ra khi nào, và khi nó xảy đến, có khi nào sẽ phá vỡ tuyến phòng thủ kinh tế mong manh của bạn ngay lập tức hay không.Có tiền tiết kiệm, chúng ta mới có khả năng chống lại rủi ro.

Nghiêm túc tiết kiệm là cách để thể hiện trách nhiệm với cuộc sống

Năm 2020, cuộc sống có "ép lạnh" bạn không?

Bệnh dịch xảy đến khiến biết bao doanh nghiệp, công ty rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí là phá sản.

L., một người sống theo chủ nghĩa "tiêu cho sướng đời", "ngày hôm nay tiêu tiền tương lai", đã phải cảm thán rằng bản thân có chút hoang mang.

Thực ra, lương tháng của L. không hề thấp.

30 tuổi, độc thân, sống ở thành phố, lương tháng hàng chục triệu, quả thực có thể sống một cuộc sống không tồi.

Nhưng, L. lại thường tiêu xài rất hoang phí.

Gặp được món đồ mình thích liền cho vào giỏ hàng theo thói quen, cũng không quan tâm giá cả có hợp lý hay không, có cần thiết phải mua hay không.

Tiền tiêu lặt vặt linh tinh mỗi tháng luôn trên dưới 10 triệu.

Trên mạng có một câu chuyện như sau:

Trước tình hình dịch bệnh, ông chủ cho một nhân viên của mình 3 lựa chọn:

Một là tự nguyện giảm lương;

Hai là chậm phát lương 3 tháng;

Hoặc nghỉ việc.

Ông chủ nói rất trực tiếp, tiền của công ty chỉ còn đủ để duy trì hơn 1 tháng, vì vậy mà ông cho nhân viên của mình 3 lựa chọn đó.

Gặp phải tình huống bất khả kháng như vậy, ông chủ khó khăn, cậu nhân viên hoàn toàn có thể hiểu được tình cảnh của sếp.

Chỉ có điều vì thường ngày không có thói quen tiết kiệm nên trong chốc lát, cậu bỗng cảm thấy vô cùng áp lực.

Chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp, công ty không cách nào duy trì được lương cho nhân viên, đây là một đòn giáng bất ngờ cho những người trẻ thường ngày không có thói quen tiết kiệm tiền.

Thứ duy nhất không thay đổi trong cuộc sống này chính là sự thay đổi, biến hóa.

Bạn không thể lường trước được nguy cơ sẽ xảy ra khi nào, và khi nó xảy đến, có khi nào sẽ phá vỡ tuyến phòng thủ kinh tế mong manh của bạn ngay lập tức hay không.

Có tiền tiết kiệm, chúng ta mới có khả năng chống lại rủi ro.

Chỉ khi nghiêm túc tiết kiệm tiền, bạn mới có thể chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình.

Ở nhà tháng trời, tiết kiệm được hàng chục triệu: Đây mới là sự tự giác đỉnh cao mà người trưởng thành nên có - Ảnh 1.

Có thể tiết kiệm, là đỉnh cao của tự giác kỉ luật

Tiền tiết kiệm làm sao mà đến?

Đáp án là kiểm soát chi tiêu.

Trên mạng xã hội Trung Quốc, có người chia sẻ rằng, hai tháng họ ở nhà, những "vật phẩm hàng ngày" không dùng tới, thực ra đều không phải là "nhu yếu phẩm".

Một người trả lời lại chia sẻ này rằng, 3 tháng ở nhà vì bệnh dịch, họ tiết kiệm được thêm cho mình hàng chục triệu.

Tất nhiên, điều này có liên quan tới lương tháng ở mức cao và năng lực quản lý tài chính của chủ nhân.

Nhưng nó cũng nói với chúng ta một đạo lý rằng:

Kiểm soát mức độ chi tiêu, là một trong những con đường hiệu quả nhất giúp gia tăng tiền tiết kiệm.

Năm ngoái, trên mạng xuất hiện một bài viết về "cô gái tiết kiệm nhất Nhật Bản", trong vòng 15 năm mua được 3 căn nhà.

Cô ấy tiết kiệm tiền như nào?

Quần áo có thể không mua sẽ không mua, áo là bạn cho, quần bò là của mẹ.

Gần nửa tủ giày đều là của mẹ để cho.

Tiền ăn mỗi ngày không quá 200 Yên Nhật (khoảng 45 ngàn đồng)

Bữa sáng làm một miếng bánh sandwich, với một ít nước sốt.

Bữa trưa có một miếng cá hồi với cơm trắng.

Bữa tối ăn mì udon rau củ.

Dựa vào sự kỷ luật tự giác này, cô tiết kiệm được cho mình một khoản tiền kha khá.

Năm 27 tuổi, cô mua được cho mình ngôi nhà đầu tiền, và sau đó 6 năm, tiếp tục mua thêm 2 căn nhà khác nữa.

Hiện tại, mỗi tháng cô thu được 300.000 Yên tiền cho thuê nhà.

Ở độ tuổi của cô, trong khi rất nhiều người vẫn phải lo cơm áo gạo tiền thì cô đã có được cuộc sống mà nhiều người mơ ước.

Ở nhà tháng trời, tiết kiệm được hàng chục triệu: Đây mới là sự tự giác đỉnh cao mà người trưởng thành nên có - Ảnh 2.

Ở độ tuổi hơn 30, cô sở hữu cho mình 3 căn nhà

Có thể tiết kiệm tiền mới là sự tự giác kỉ luật đỉnh cao của người trưởng thành.

Rất nhiều người sẽ dùng lí lẽ "tiền là kiếm mà ra chứ không phải tiết kiệm mà ra" để phản bác lại quan điểm trên.

Cho rằng chỉ cần kiếm tiền đủ tiêu, không cần phải khắc khổ, gồng mình lên để tiết kiệm.

Nhưng với hầu hết những người trưởng thành mà nói, họ thường sống như vậy:

Lương tháng 7 triệu, tiêu hết;

Lương tháng 15 triệu, tiêu hết;

Lương tháng 20 triệu, tiêu sạch;

Lương tháng 30 triệu, cứ tiêu cho đã.

Nếu bạn luôn cảm thấy tiền không đủ tiêu, vậy thì cho dù bạn kiếm được gấp đôi số tiền ở hiện tại, bạn vẫn sẽ cảm thấy không đủ dùng.

Trong cuộc sống, không phải bạn không có tiền để tiết kiệm, mà là bạn không có ý thức và thói quen đi làm điều này.

Cái gọi là "tư duy giàu có" mà nhiều người tâng bốc, tán dương thực ra đã bị rất nhiều người hiểu sai.

Warren Buffett từng nói rằng một khi bạn chỉ chăm chăm đi tiết kiệm, bạn sẽ không còn sức để bồi dưỡng nên một cái đầu kiếm tiền.

Nhưng Buffett cũng từng nói, bí quyết làm giàu của bản thân là:

Dành dụm, đầu tư, lại dành dụm, lại đầu tư…

Vì vậy, ngay từ khi còn bán báo, ông đã bắt đầu tiết kiệm tiền.

Trong cuốn "28 thói quen quản lý tài chính của người giàu" có một đoạn như sau:

"Kiếm tiền, đôi khi cũng giống như chạy đua vậy.

Muốn tham gia chạy đua, bạn phải có tư cách của một tuyển thủ, chẳng hạn như giày hay thể lực…

Vậy thế nào mới là đủ tư cách tham gia chạy đua? Đó là bạn trước tiên phải có một khoản tiền dành dụm."

Ở nhà tháng trời, tiết kiệm được hàng chục triệu: Đây mới là sự tự giác đỉnh cao mà người trưởng thành nên có - Ảnh 3.

Thế nào mới là "tư duy giàu có" đích thực?

Có một câu chuyện kinh điển như sau:

Một người nghèo chạy tới trước mặt Thượng Đế trách móc rằng xã hội này không công bằng.

Người giàu mỗi ngày đều thảnh thơi tự tại nhưng thu lại được một đống ngân phiếu, còn bản thân ngày nào cũng vất vả khổ sở nhưng lại chẳng được bao nhiêu đồng.

Thương Đế hỏi, phải như nào thì ngươi mới thấy công bằng?

Người nghèo nói, để người giàu nghèo như chúng con, làm những việc như chúng con, nếu họ vẫn có thể giàu có như vậy, vậy thì con sẽ thôi oán than.

Vậy là, Thượng Đế để người giàu biến thành người nghèo, đồng thời chia cho họ mỗi người một quả núi.

Mỗi ngày có thể đào than đá đem đi bán lấy thực phẩm để sinh tồn, thời gian là 1 tháng.

Người nghèo quen làm những việc lao động chân tay nên rất nhanh đã đào được một xe than, kéo lên thị trấn bán rồi mua rất nhiều đồ ăn ngon về nhà.

Người giàu bình thường làm ít công việc tay chân nên phải mất một ngày mới đào được một xe than, kéo đem đi bán, nhưng lại chỉ mua vài cái bánh bao về, tiền còn thừa dành dụm lại.

Những ngày tháng tiếp theo, người nghèo tiếp tục đào than đem đi bán rồi mua đồ ăn ngon về, sống rất tự tại.

Còn người giàu dùng tiền còn thừa của ngày thứ nhất thuê hai người về giúp mình đào than.

Chỉ trong một buổi sáng, hai người làm thuê đã đào được mấy xe than.

Người giàu mang than đi bán, rồi lại tiếp tục thuê thêm chục người nữa về đào than cho mình.

Chưa đầy nửa tháng, than đã được người giàu đào hết, nhân công đào than dưới trướng có tới hàng chục người.

Tiền tất nhiên nhiều hơn của người nghèo rất nhiều lần, lại còn làm thêm được nhiều việc khác, người giàu lại biến thành người giàu.

Người giàu sẽ dùng tiền đúng chỗ, dùng tiền sinh tiền, chứ không phải chỉ tiêu tiền để hưởng thụ.

Ở nhà tháng trời, tiết kiệm được hàng chục triệu: Đây mới là sự tự giác đỉnh cao mà người trưởng thành nên có - Ảnh 4.

Có một nghiên cứu chỉ ra rằng:

Nguyên nhân gốc rễ của "bẫy người nghèo" nằm ở chỗ người nghèo không biết cách tận dụng hiệu quả tài nguyên và giữ lại để sinh lời.

Một lượng lớn chi tiêu vốn nên được sử dụng cho sự phát triển trong tương lai đã bị lãng phí, và cuối cùng lại rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

Có nghiên cứu phát hiện:

Trên thực tế, người nông dân ở Châu Phi không phải là không có tiền để đầu tư thu lợi ích, mà họ dành rất nhiều tiền tiết kiệm của mình ra để mua TV và cho các đám tang;

Hoặc là bởi vì họ không có ý thức tiêm vắc-xin cho mình và con, nên cuối cùng phải chi tiêu nhiều hơn cho việc chữa bệnh.

Có thể bạn sẽ nói, tư duy giàu có, là học cách tiêu tiền để mua thời gian.

Nhưng người giàu thông qua đầu tư vào thời gian để tạo ra những giá trị lớn hơn.

Chẳng hạn như thay vì phải tiêu tốn thời gian cho việc dọn dẹp nhà cửa, bạn dùng thời gian đó cho việc đọc sách hay học thêm một kĩ năng mới, vì vậy mà bạn sẽ mua máy rửa bát hay robot dọn nhà, vậy thì cái tiền này đáng để bạn tiêu, nhưng nếu bạn dùng thời gian đó để lướt điện thoại hay làm những việc vô bổ, vậy thì tiền bạn bỏ ra mua máy rửa bát hay robot là hoàn toàn lãng phí và vô ích.

Trên thực tế, có rất ít người có thể dùng tiền mua thời gian có ích.

Vì vậy, tư duy giàu có thực sự là phải biết cách kiểm soát ham muốn tiêu dùng của bản thân, sở hữu khả năng tiết kiệm và học cách đầu tư vào "tư duy".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại