"Nuốt chửng" hồ lớn, tàn phá đảo Hawaii xong, núi lửa Kilauea lại "phun mưa” đá quý

Nguyễn Hằng |

Sau tất cả những “lỗi lầm” như làm hồ nước ngọt lớn nhất ở Hawaii bốc hơi chỉ trong vài giờ, núi lửa Kilauea đã tạo ra cơn mưa đá quý hiếm thấy.

Núi lửa Kilauea phun trào khiến khoảng 2.000 người dân phải sơ tán, phá hủy hơn 600 ngôi nhà và còn làm cho hồ nước ngọt lớn nhất ở Hawaii phải bốc hơi và cạn ráo chỉ sau vài giờ đồng hồ.

Nuốt chửng hồ lớn, tàn phá đảo Hawaii xong, núi lửa Kilauea lại phun mưa” đá quý - Ảnh 1.

Hồ nước ngọt lớn nhất ở Hawaii bốc hơi nhanh chóng vì núi lửa Kilauea phun trào. Ảnh: Truthdig

Nuốt chửng hồ lớn, tàn phá đảo Hawaii xong, núi lửa Kilauea lại phun mưa” đá quý - Ảnh 2.

Dòng dung nham tàn phá nhiều thứ trên đường đi. Ảnh: USA Today

Tuy nhiên, điều bất ngờ là dường như có vẻ như "thủ phạm" của vụ phun trào núi lửa Kilauea "bù đắp" bằng "cơn mưa" đá quý tinh thể màu xanh lá, được gọi là olivine.

Nuốt chửng hồ lớn, tàn phá đảo Hawaii xong, núi lửa Kilauea lại phun mưa” đá quý - Ảnh 3.

Cơn mưa đá quý màu xanh lục đẹp mắt sau đợt phun trào khủng khiếp của núi lửa Kilauea. Ảnh: Inverse

Đây là một sự kiện hiếm hoi khiến các nhà địa chất say mê và những người dân địa phương cảm thấy bối rối.

Trước khi đặt chân tới Hawaii với mơ ước làm giàu, bạn nên trang bị cho mình một chút kiến thức khoa học về sự kiện hiếm thấy tuyệt vời này.

Xét về mặt hóa học, olivine là một khoáng chất rất phổ biến, cụ thể thì đó là khoáng vật sắt magie silicat (công thức cấu tạo chung là (Mg,Fe)2SiO4). Trên thực tế, các vụ phun trào núi lửa sẽ làm cho loại đá này xuất hiện trên mặt đất và chúng thường có màu xanh lục đặc trưng.

Loại đá này thường được tìm thấy ở dạng khối rời rạc, nhỏ và được thợ kim hoàn gọi là peridot. Được bắn ra từ vụ phun trào của núi lửa Kilauea, cơn mưa đá quý rơi xuống khá nhanh dưới dạng những hạt peridot nhỏ như hạt cát.

Nuốt chửng hồ lớn, tàn phá đảo Hawaii xong, núi lửa Kilauea lại phun mưa” đá quý - Ảnh 4.

Những viên đá quý nhỏ xíu, màu xanh lục khiến nhiều người thích thú. Ảnh: Forbes

Tuy nhiên, không khó để tìm ra loại đá quý peridot, và ngay từ bây giờ, người dân Hawaii chỉ cần để ý tìm kiếm là sẽ nhận thấy chúng nằm rải rác ở gần những tảng đá và dòng chảy dung nham.

Dường như vụ phun trào núi lửa Kilauea đã phun magma lên cao và ở ngay độ cao ấy, nhiệt độ kết tinh cao đã làm cho sắt magie silicat biến đổi nhanh thành đá quý olivine trước khi chúng rời xuống đất.

Mô tả một cách đơn giản là đá nóng bị bắn lên cao và mưa xuống thành peridot.

Với số lượng lớn, đá peridot có thể bán được khá nhiều tiền nhưng với với vài hạt nhỏ thì sẽ không được giá cao. Dù vậy, chúng có vẻ ngoài đẹp mắt và ít ra thì vẫn là một món quà nhỏ thú vị đằng sau vụ phun trào khủng khiếp của núi lửa Kilauea tại Hawaii.

Tham khảo nguồn: Sciencealert, Inverse

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại