Nước nhà máy sông Đà nhiễm dầu: Chuyên gia nói 'không thể chấp nhận'; lạm dụng nước RO cũng có hại!

Gohan |

PGS Trần Hồng Côn đã có những chia sẻ rất cụ thể về vấn đề nước cấp từ nhà máy nước sông Đà có nhiễm dầu bẩn.

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân phản ánh lên việc nước có mùi lạ và có thể do nhiễm dầu bẩn. Chúng tôi đã phỏng vấn để hỏi ý kiến của PGS Trần Hồng Côn, một chuyên gia Hóa học về vấn đề này.

Theo ông Côn, đây quả thật là điều không thể chấp nhận được khi cơ quan xử lý nước sạch để cung cấp cho người dân mà nước lại vẫn bẩn. Cụ thể: "Không cần nói gì thêm, anh là đơn vị cung cấp nước sạch cho người ta mà anh lại cung cấp nước bẩn, thế là không được. Chỉ cần mỗi câu đó thôi cũng đủ nói lên tất cả rồi".

Được biết, các nhà máy nước của Hà Nội (ngoài nhà máy nước mặt sông Đuống chuẩn bị khánh thành và nhà máy nước sông Đà) thì còn lại các nhà máy nước đều sử dụng nước ngầm. Và nhà máy nước sông Đà cũng là cơ quan sử dụng nước mặt làm nguồn nước đầu vào cho nên công nghệ hoàn toàn khác nhau.

Nước nhà máy sông Đà nhiễm dầu: Chuyên gia nói không thể chấp nhận; lạm dụng nước RO cũng có hại! - Ảnh 1.

Nguồn nước cấp cho nhà máy bị nhiễm dầu. Ảnh: Mạnh Thắng - Tiền Phong

Tuy vậy, cũng theo chia sẻ của ông Côn, hai phương pháp, công nghệ này sẽ đều có chất lượng như nhau. Bởi nếu cứ xử lý đúng quy trình, công nghệ thì đều ra nước sạch, nước đạt tiêu chuẩn của bộ y tế quy định cho nước cấp để sinh hoạt và ăn uống.

Trao đổi cụ thể hơn với PV, PGS Côn cho biết quy trình các bước xử lý của các nhà máy nước thực tế có thể coi như kiến thức phổ thông, có thể tra cứu ở nhiều nơi. Ví dụ như công nghệ xử lý nước cấp thì đều có một đại cương như nhau nhưng đối với mỗi nguồn nước khác nhau thì lại cần có các yếu tố thêm bớt cho phù hợp còn các công đoạn thì giống nhau cả.

Đối với nước ngầm thì đều phải bơm lên rồi xử lý Sắt 2, Sắt 3 để trở thành nước không nhiễm sắt nữa. Rồi còn rất nhiều công đoạn khác trước khi trở thành nước cấp đạt tiêu chuẩn.

Còn đối với nước mặt thì có khác đôi chút, nước mặt bẩn hơn ở nhiều khía cạnh vì các tác nhân như lá cây, động thực vật phân hủy rồi chất thải của sinh vật sống dưới nước như tôm, cua, cá… thành thử ra công nghệ nó khác với công nghệ xử lý nước ngầm.

Người ta sẽ thực hiện quá trình keo tụ để loại bỏ tất cả các tạp chất lơ lửng, chất bẩn đi để có nước trong, sau khi có nước trong rồi thì dùng than hoạt tính để loại bỏ chất hữu cơ hoặc sản phẩm bài tiết của các sinh vật trong nước ấy đi rồi mới khử trùng. Như vậy, cuối cùng vẫn là nước sạch, nước đạt tiêu chuẩn giống như nước ngầm.

Nước nhà máy sông Đà nhiễm dầu: Chuyên gia nói không thể chấp nhận; lạm dụng nước RO cũng có hại! - Ảnh 2.

Nhà máy xử lý nước sông Đà. Ảnh: Mạnh Thắng - Tiền Phong

Mặt khác, nếu không phải dầu bẩn mà là một chất độc hại khác thì các nhà máy nước vẫn chắc chắn có thể xử lý được. Bởi họ phải có công đoạn xử lý triệt để các chất hữu cơ. Nếu không, khi Clo hóa, tiệt trùng nước bằng khí Clo thì sẽ có xác xuất để hình thành loại hợp chất kịch độc đối với sức khỏe người tiêu dùng. Cho nên công đoạn xử lý triệt để chất hữu cơ là bắt buộc.

Qua đây, PGS Côn cũng chia sẻ, có lẽ đã có trục trặc gì đó mà quá trình xử lý chất hữu cơ mới không hấp thụ hết cái dầu. Do không hấp thụ hết nên nước có mùi lạ, người dân dễ nhận ra đang có vấn đề hơn.

Có một điều cần phải xem xét nghiêm túc là nếu công đoạn xử lý chất hữu cơ có vấn đề thì khi Clo hóa đã có làm phát sinh chất nào khác không mà trước đây không phát hiện ra do nồng độ thấp? Thế nên bây giờ nước có mùi lạ do dầu bẩn kia thì giờ là lúc phải xem lại quá trình xử lý chất hữu cơ của nhà máy nước sạch sông Đà để đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Đối với các loại máy lọc nước

Nhìn chung mà nói, đối với nước cấp ở Hà Nội, không cần bất kỳ máy lọc nước nào thì cũng đủ tiêu chuẩn sử dụng làm nước sinh hoạt. Nhưng vì nhiều nguyên nhân mà các hộ gia đình vẫn thích việc sử dụng máy lọc nước tại nhà.

PGS Côn cho biết: "Thực ra máy lọc nước thường dùng cho những vùng mà chưa có nước sạch, người ta mới cần. Còn Hà Nội nhìn chung có nước sạch rồi thì không cần thiết lắm".

Thực chất, nước RO (khi sử dụng máy lọc nước RO) là nước tinh khiết. Nhưng nước tinh khiết đối với cơ thể người nó không giúp ích gì ngoài việc chỉ cung cấp nước. Mà đôi khi ta uống nước tinh khiết đó vào, cơ thể còn phải tiết thêm muối khoáng, vi chất trong cơ thể ra để nồng độ của nước tinh khiết đó cân bằng với nồng độ bên trong cơ thể sau đó mới có thể tiêu hóa lại, thành ra nó lại làm mất cân bằng.

Và sự mất cân bằng này rất là dễ rất tới cơ thể bị khủng hoảng, như căn bệnh thiếu vi chất, thiếu khoáng chất. Điều này nguy hiểm không kém gì so với vấn đề ô nhiễm nước. Cho nên làm dụng nước RO không nên chút nào cả. Ngay cả việc các gia đình cứ đi mua máy lọc nước RO để trong bếp nhằm sử dụng nước tinh khiết thì đây là một nhận thức rất là sai mà có lẽ ta cần cảnh báo để tránh bệnh thiếu vi chất sau một thời gian dài lạm dụng.

ướcNước nhà máy sông Đà nhiễm dầu: Chuyên gia nói không thể chấp nhận; lạm dụng nước RO cũng có hại! - Ảnh 4.

Nước tinh khiết quá cũng không có lợi cho sức khỏe. Ảnh

Cũng chia sẻ thêm về vấn đề nước sinh hoạt tại các hộ dân, ông cho biết: "Tại các nước Âu Mỹ và cả Nhật Bản, nước của người ta đạt tiêu chuẩn uống trực tiếp rồi. Bởi nước của họ sau khi xử lý đã đạt tiêu chuẩn rồi, đường ống của họ cũng bảo đảm an toàn, cho nên nước của họ đạt được chất lượng tiêu chuẩn như vậy.

Còn ở ta tại sao không uống được, có mấy lý do như sau, đầu tiên là nước tại các nhà máy nước hầu hết cũng chưa đủ tiêu chuẩn bộ y tế đề ra. Thứ hai, đường ống cũng không đảm bảo hoàn toàn bởi người dân người ta có thể có tác động vào, làm cho đường ống tái nhiễm khuẩn trong quá trình dẫn nước từ nhà máy nước đến các hộ dân".

*Rất cảm ơn những chia sẻ của PGS Trần Hồng Côn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại