Trong những năm gần đây, Nga đã phải vượt qua một khoảng thời gian thực sự thách thức. Nền kinh tế tăng trưởng chậm, giá dầu hạ và các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến cho Moscow túng quẫn vì đồng tiền sụt giá cũng như không tiếp cận được với công nghệ.
Tất cả những yếu tố đó đã thúc đẩy các chiến lược gia của Kremlin phải tập trung vào việc thay đổi chính sách, tái lập các kênh cung ứng nhập khẩu, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu dầu và đưa đất nước xoay trục về phía châu Á.
Từ quan điểm của Moscow, châu Á là sự thay thế nhanh chóng đang phát triển với hệ thống quan hệ thương mại và chính trị quốc tế có trung tâm là phương Tây. Hơn nữa, Kremlin coi hệ thống này không phản ánh thực tế về kinh tế - chính trị ngày nay.
Đó là lý do vì sao Nga bắt đầu đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực để xây dựng và phát triển các mối quan hệ bền vững dựa trên lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau với các đối tác tại châu Á.
Với sự "ám ảnh" gần đây của Moscow phải xoay sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vẫn tồn tại mối lo ngại liệu điều này có phải trả giá bằng các đối tác phương Tây. Nên có vẻ như Moscow đang muốn ngồi cả 2 ghế.
Kremlin không thể hoàn toàn xa lánh châu Âu bởi đó là đối tác chính của Nga về kinh tế (với hơn 40% sản lượng mậu dịch) và là nhà cung ứng về kỹ thuật. Cùng lúc, Nga đang xây dựng và phát triển cầu nói với châu Á, tìm kiếm đối tác và thị trường mới có tiềm năng đa dạng hóa các hoạt động kinh tế hiện tại.
Kể từ năm 2015, Nga đã tổ chức một diễn đàn kinh tế tương tự như Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg (SPIEF) tại vùng Viễn Đông - Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) - nhắm vào việc mở ra các cơ hội cho các công ty Nga tại phía đông và các hoạt động kinh doanh của châu Á tại Nga.
Để so sánh có thể thấy rõ diễn đàn kinh tế nào đang trở nên quan trọng hơn khi quan sát khách mời tham gia diễn đàn. Năm 2018, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ đã tham gia EEF.
Trong khi đó chỉ có tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham dự SPIEF. Những hợp đồng được ký trong diễn đàn EEF đạt giá trị trên 46 tỷ USD trong khi SPIEF kiếm được các hợp đồng trị giá 38 tỷ USD.
Lượng cầu các sản phẩm hóa dầu
Thị trường hóa dầu toàn cầu được cho là đang phát triển nhanh nhất và sẽ tăng trưởng đáng kể trong 5 năm tới, từ 1.464 triệu tấn/năm vào năm 2015 lên tới 1.708 triệu tấn vào năm 2020 và 1.931 triệu tấn vào năm 2026.
Theo số liệu của BP Energy Outlook 2018, các sản phẩm hóa dầu đang có những nguồn cầu phát triển nhanh chóng. Châu Á là yếu tố chính cho sự phát triển này với Trung Quốc là nhà tiêu thụ lớn nhất các sản phẩm hóa dầu.
Tại Nga, các sản phẩm hóa dầu chiếm 4,4% tổng lượng xuất khẩu (19 tỷ USD). Các sản phẩm công nghiệp đứng thứ 3 trong sản lượng xuất khẩu sau khoáng và kim loại. Và có vẻ nước Nga đang muốn tăng sản lượng công nghiệp.
Seyfeddin Roustamov doanh nhân kiểm soát doanh nghiệp Metafrax - một trong 3 nhà sản xuất sợi tổng hợp lớn nhất châu Âu và là nhà sản xuất và xuất khẩu methanol lớn nhất tại Nga, nói rằng công ty của ông đang lên kế hoạch đầu tư khoảng 1,1 tỷ USD để xây dựng công trình phức hợp hóa học tại Gubakha tại khu vực Perm.
Cơ sở này sẽ sản xuất 575.000 tấn urê, 308.000 tấn amoniac và 41.000 tấn mêlamin mỗi năm. Đây là dự án đầu tư lớn nhất của công ty này trong nhiều thập kỷ.
Vào tháng 10.2017, Metafrax đã ký một hợp đồng trị giá khoảng 447 tỷ USD với Swiss Casale SA (công ty tiên phong trên thế giới về việc tạo và cung cấp bản quyền về kỹ thuật trong sản xuất amoniac, methanol, urê và mêlamin).
Swiss Casale SA sẽ cũng cấp các dịch vụ như tài liệu dự án, quy trình kỹ thuật, cách lặp đặt thiết bị và quản trị xây dựng. Một sự hợp tác như vậy chứng thực sự phụ thuộc của những nhà sản xuất Nga với những nhà cung cấp công nghệ và bản quyền của châu Âu.
Thêm nữa, 40% lợi nhuận của Metafrax đến từ việc xuất khẩu các mặt hàng sang Anh quốc, Phần Lan, Áo, Đức, Thụy Sĩ và những nước khác. Các công ty châu Âu là những nhà tiêu thụ sản phẩm lớn nhất của Metafrax.
Vào tháng 2.2018, công ty của ông Roustamov cùng với công ty Sunghong Co.,Ltd của Hàn Quốc lập nên quỹ đầu tư mạo hiểm chung mang tên SamyangMeta để vươn tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thú vị hơn, Metafrax cũng hy vọng đưa các sản phẩm của mình vào thị trường châu Âu thông qua quỹ này. Có vẻ như đây là một nỗ lực để tìm những con đường thay thể để gia tăng sự hiện diện tại châu Âu.
Nhưng, nỗ lực của Moscow để mở rộng sang thị trường châu Á với nhiệm vụ đa dạng hóa các lựa chọn đối tác kinh tế thực ra là một chính sách dựa trên lý trí khi chứng kiến viễn cảnh phát triển của thị trường châu Á.
Tuy nhiên, nỗ lực này mang đầy thách thức. Dù thực tế rằng nền kinh tế Nga đã đối phó với những thách thức phải đối mặt một cách rất thành công, nó vẫn thiếu đi phương thức tái cơ cấu cần thiết để duy trì sự phát triển kinh tế của đất nước về mặt dài hạn. Chính sách "xoay trục sang châu Á" không thể giải quyết hết các vấn đề kinh tế của Nga, cũng không làm dịu đi sự đối đầu của Moscow với phương Tây.
Đó là lý do vì sao Kremlin không đánh đổi mối quan hệ với châu Á bằng những gì đang có với châu Âu. Nga cần tìm một cách cân bằng tốt cho phép đất nước phát triển thành công dựa vào lợi thế có được từ cả hai thế giới.