Nói nhiều không chứng tỏ được bạn thông minh: Ếch trong ao kêu khô cổ nhưng mấy ai chú ý, còn gà trống chỉ gáy vài tiếng mọi người đều thức dậy

Xuân Thảo |

Bạn nói nhiều chưa chắc mọi người cần nghe, nhưng họ sẽ nghe bạn nói nếu bạn nói đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ và đúng trọng tâm.

Chúng ta có thể đã đọc ở đâu đó rằng: Muốn hòa đồng với mọi người là phải nói chuyện nhiều với người khác. Tuy nhiên, khi chúng ta nói chuyện thường xuyên thì cũng phát hiện ra rằng chúng ta đã mất rất nhiều người trong những năm qua. 

Chỉ cần thực hiện nguyên tắc"ba đừng" này, bạn mới có thể thực sự thiết lập giá trị của mình và quản lý cảm xúc của bạn trước những người xung quanh.

Nói nhiều không chứng tỏ được bạn thông minh: Ếch trong ao kêu khô cổ nhưng mấy ai chú ý, còn gà trống chỉ gáy vài tiếng mọi người đều thức dậy - Ảnh 1.

Đừng nói quá nhiều

Hãy nói vừa đủ và biết "im lặng đúng lúc". So với những người mồm mép, những người học cách im lặng vừa phải có sức lôi cuốn hơn. Một lần tôi đi sự kiện với một người bạn và gặp một người lạ. 

Khi sự kiện sắp kết thúc, mọi người bắt đầu hỏi chuyện. Sau khi biết công việc của chúng tôi, anh này bắt đầu nói về nó và các từ trong nghề xen lẫn với các định kiến ​​khác nhau. 

Khi tôi muốn bác bỏ một hoặc hai định kiến của anh về nghề nghiệp của mình và loại bỏ sự kiêu ngạo của anh ta, bạn tôi không nói từ đầu đến cuối và đôi mắt của cô ngăn tôi lại.

Sau sự kiện, tôi hỏi riêng cô ta tại sao không tranh luận với anh kia cho rõ trắng đen. 

Cô mỉm cười và nói: "Khi không đồng ý điều gì, hãy sử dụng sự im lặng để bảo lưu ý kiến vì có cãi đi nữa thì chỉ mất thời gian của chúng ta. Bên kia đã sai, hãy để anh ta trình bày hết. 

Trò chuyện xã giao thì đừng quá quan trọng đúng sai."

Một khi bị hiểu lầm, họ không thể chờ đợi đối phương nói hết mà chen ngang vào để tranh luận nảy lửa với họ, khi gặp phải định kiến, họ xắn tay áo lên thậm chí là xô xát để cãi cho bằng được.

Không hẳn là tìm lỗi của người khác, thường xuyên muốn "sửa lưng" họ để đúng ý bạn thì người ta sẽ cảm kích bạn. 

Cuối cùng, bạn sẽ thấy rằng những người giỏi lắng nghe và không nói nhiều sẽ ngày càng có được lòng tin của mọi người.

Những người dùng những suy nghĩ rỗng tuếch để sửa lỗi và giúp đỡ người khác "sửa chữa sai lầm" thì tốt hơn hết là tránh xa họ ra. 

Nói chuyện với người khác đừng quá chú trọng vào một vài lỗi sai nhỏ nhặt của họ mà lên mặt dạy đời họ. 

Do đó, hòa đồng với người khác, không phải phân định ai giỏi hơn, đó mới là người thông minh thực sự. Đây là một loại tôn trọng người khác và là một cách tu luyện.

Nói nhiều không chứng tỏ được bạn thông minh: Ếch trong ao kêu khô cổ nhưng mấy ai chú ý, còn gà trống chỉ gáy vài tiếng mọi người đều thức dậy - Ảnh 2.

Đừng tung tin đồn thất thiệt

Đừng tung những thông tin chưa được kiểm chứng, tin đồn thất thiệt ảnh hưởng đến người khác. Bạn đừng nghĩ rằng mình muốn nói gì về người khác thì nói. 

Đôi khi chỉ vì một câu nói bâng quơ trong lúc nhàn rỗi của bạn mà ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác.

Tôi có một cô bạn học chung lớp đại học. Cô này vừa học vừa đi dạy thêm để có tiền trang trải học phí. 

Tính cô này cũng khá nhiệt tình với bạn bè và thật thà nên cũng dễ bắt chuyện. Cô chơi với đám bạn cùng làm thuyết trình nhóm và dần dần cả bọn thân nhau. 

Đặc biệt, trong nhóm có một cô tên N. , người có cùng sở thích, quan điểm với cô này vì vậy ban đầu họ rất hợp nhau và thân nhau như chị em ruột. 

Nhưng một lần trong chuyến đi chơi Đà Lạt, cô này đang buồn chuyện gia đình và tình cảm nên tâm sự với N. 

Vài ngày sau, quay về trường đại học, đám bạn của cô N.  đột nhiên chạy đến hỏi cô bạn tôi rằng đã chia tay chưa, sao chia tay, rồi sao lại đi làm, bộ thiếu tiền hả?... 

Cô ấy đã bị sốc. Cô không biết từ khi nào thì chuyện riêng của cô và những lời đồn thổi về công việc làm thêm của cô nhanh chóng truyền sang tai người khác.

Cô nói rằng cô đã kể cho một người nghe và người đó hứa giữ bí mật còn tôi là sau này cô mới kể. Làm thế nào tin đồn lan nhanh đến vậy? 

Nghe vậy, tôi đoán đó là "người chị em tốt" bên cạnh đã lan truyền điều đó. Kể từ đó, nếu có bất cứ điều gì, cô ấy chỉ giữ cho riêng cô và khó có thể tiếp cận cô thêm lần nào nữa.

Trên thực tế, nhiều người nói chuyện với chúng ta, họ thường giấu cảm xúc hoặc giả vờ để che đậy những suy nghĩ thực sự của họ để đối phương thổ lộ lòng mình. 

Còn nhiều người như cô bạn tôi, vô tư nói mà không nghĩ đến hậu quả. 

Đó chưa đáng sợ đâu. Điều đáng sợ nhất là khi bạn nói, bạn quên mất mình trong vài phút khi người khác hỏi dồn dập và chi tiết. 

Nếu bạn vô tình sử dụng từ sai hay nói những điều lẽ ra không nên nói, người nghe sẽ hiểu theo một chiều sai lệch và một tin đồn mới sẽ được tạo ra bằng cách "tam sao thất bản".

Tôi thích câu nói của một nhà văn nào đó, ông bảo hãy giống như chiếc bình, nhỏ miệng nhưng bụng to. 

Tất cả mọi thứ bạn nghe được đều bị nuốt vào bụng, và khi bạn đổ nó ra chiếc cốc, nó sẽ thu hẹp lại để chảy ra khỏi bình.

Bạn lắng nghe những chuyện riêng tư của người khác, đừng đi lòng vòng hay hỏi sâu vào chỉ để thỏa mãn sự hiếu kì của bạn. 

Điều quan trọng hơn, đừng biến mình thành kẻ bội bạc, thất hứa và giả tạo. Những chuyện hứa được thì phải làm được, đừng tọc mạch. Có như vậy bạn sẽ  có được sự tin tưởng nhiều hơn.

Nói nhiều không chứng tỏ được bạn thông minh: Ếch trong ao kêu khô cổ nhưng mấy ai chú ý, còn gà trống chỉ gáy vài tiếng mọi người đều thức dậy - Ảnh 3.

Đừng cuồng ngôn

Hãy kiểm soát cảm xúc của chính bạn. Trong thực tế, cái gọi là kiểm soát chỉ là bạn hãy nói vừa phải. Nói đúng sự thật, không xen lẫn cảm xúc cá nhân, không xúc phạm người khác, không thêm thắt và suy diễn lung tung.

Bạn hẳn đã nghe một câu chuyện: Một nhà văn muốn chúc thọ cho một bà lão, các con của bà ấy rất vui và mời ông ấy làm thơ chúc mừng. 

Nhà văn này nghĩ một lúc rồi viết: "Người phụ nữ này không phải người", một lời nói ra, khuôn mặt của bà lão biến sắc và bà tức giận. 

Ông viết tiếp: "Chín ngày tiên nữ dưới phàm trần", từ giận dữ bà lão tỏ rõ sự vui sướng. "Đám trẻ con cô như kẻ trộm", những người con bà bị sốc và bắt đầu nghiến răng định cho lão nhà văn này một trận nhưng vẫn kiềm chế để ông làm nốt câu kết. 

"Hái trộm đào dâng kính mẫu thân". Sau khi bài thơ kết thúc, ai cũng đều thở phào nhẹ nhõm và cùng nhau chúc thọ bà lão.

Vì vậy, hãy cẩn thận với từng câu từng chữ bạn nói vì chúng sẽ trực tiếp kích động cảm xúc của người khác. 

Một người đàn ông khôn ngoan thường nói sự thật mà không có cảm xúc xen vào dù biết anh ta sẽ nói chuyện rất khô khan.

Trong quá trình dạy con, cha mẹ thông minh sẽ chú ý đến việc thuyết phục trẻ. Tuy nhiên, một số cha mẹ sẽ trút cảm xúc của mình lên đầu chúng, đổ lỗi cho con cái một cách thô lỗ và quên đi mục đích giáo dục con mình là gì. 

Hoặc lấy ví dụ, các cặp vợ chồng cãi nhau vì công việc gia đình, nếu người chồng biết cách nhường vợ một bước và hiểu được suy nghĩ của người vợ và ngược lại, cả hai cùng ngồi lại trao đổi thì từ đó sẽ không sinh ra cãi vã và gia đình vẫn hạnh phúc. 

Và một người chồng hiểu chuyện sẽ không chiến đấu hết mình với vợ về những chuyện nhỏ nhặt. Do đó, hãy nói chuyện với nhau bằng sự tôn trọng, đừng văng tục cũng đừng xỉ nhục người khác.

Nói nhiều không chứng tỏ được bạn thông minh: Ếch trong ao kêu khô cổ nhưng mấy ai chú ý, còn gà trống chỉ gáy vài tiếng mọi người đều thức dậy - Ảnh 4.

Kết: Ai đó đã từng có một lời giải thích thú vị cho năm giác quan của chúng ta: Tại sao chúng ta có hai mắt, hai tai, nhưng chỉ có một miệng? Bởi vì, Chúa muốn chúng ta lắng nghe nhiều hơn, nhìn thấy nhiều hơn, nói ít hơn.

Những con ếch trong ao lúc nào cũng kêu đến khô cổ nhưng mấy ai chú ý. Nhưng gà trống chỉ gáy vài tiếng thì mọi người thức dậy. 

Bạn nói nhiều chưa chắc mọi người cần nghe,  nhưng họ sẽ nghe bạn nói nếu bạn nói đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ và đúng trọng tâm. Người ta đi học để biết cách ăn nói nhưng biết giữ miệng lại do mình tu dưỡng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại