Niger đóng cửa không phận, phớt lờ tối hậu thư của Tây Phi

Phạm Nghĩa |

Hôm 6-8, Niger đóng cửa không phận do “mối đe doạ can thiệp quân sự từ Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS)”, đồng thời không trao trả quyền lực cho Tổng thống Mohamed Bazoum.

"Trước mối đe dọa can thiệp quân sự ngày càng rõ ràng, không phận Niger sẽ bị đóng cửa từ hôm nay. Các lực lượng vũ trang của Niger và tất cả lực lượng quốc phòng, an ninh - được sự hỗ trợ không ngừng của người dân - sẵn sàng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ" - một đại diện của phe đảo chính quân sự cho biết trên kênh truyền hình quốc gia tối 6-8.

Chương trình phát sóng trên truyền hình hôm 6-8 cũng bao gồm một cuộc tranh luận bàn tròn về việc khuyến khích sự đoàn kết khi Niger phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của ECOWAS, dẫn đến tình trạng cắt điện và giá lương thực tăng vọt.

Niger đóng cửa không phận, phớt lờ tối hậu thư của Tây Phi - Ảnh 1.

Tướng Abdourahmane Tchiani, người đứng đầu cuộc đảo chính ở Niger gần đây. Ảnh: RTE

Theo Reuters, hàng ngàn người ủng hộ phe đảo chính Niger đã đổ xô đến một sân vận động ở thủ đô Niamey cuối tuần rồi.

Trước đó, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) cảnh báo có thể sử dụng vũ lực nếu chính quyền quân sự Niger không trả tự do và phục chức cho Tổng thống Mohamed Bazoum được dân bầu.

ECOWAS tuyên bố các nước thành viên của khối này đã đồng ý kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger nếu phe đảo chính không khôi phục chính quyền dân sự.

Cuộc đảo chính vừa qua ở Tây và Trung Phi, lần thứ bảy trong vòng 3 năm, đã làm rung chuyển Sahel, một trong những vùng nghèo nhất thế giới.

Niger đóng cửa không phận, phớt lờ tối hậu thư của Tây Phi - Ảnh 2.

Hàng ngàn người ủng hộ chính quyền quân sự Niger đã đổ xô đến một sân vận động ở thủ đô Niamey cuối tuần rồi. Ảnh: Reuters

Sở hữu nhiều uranium và dầu mỏ cũng như đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến với các tay súng Hồi giáo, Niger được xem là có tầm quan trọng đối với Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Nga.

ECOWAS không bình luận khi được hỏi về các bước tiếp theo mà khối này định tiến hành ở Niger.

Reuters cho biết bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vào Niger cũng có thể khiến tình hình trở nên phức tạp vì các nước láng giềng Mali và Burkina Faso đã cam kết sẽ bảo vệ Niger nếu cần.

Trong khi đó, Niger tuần trước rút lại thỏa thuận hợp tác quân sự với Pháp, nước có khoảng 1.000-1.500 quân nhân tại nước này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại