Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi có quá nhiều cửa hàng bánh mì cùng hàng trăm loại khác nhau, người ta sẽ cảm thấy bối rối khi không biết lựa chọn loại nào. Tuy nhiên, đến với Nhật Bản, mọi người sẽ được trải nghiệm một cảm giác vô cùng khác với tiệm bánh mì nhỏ xinh này.
Điều đặc biệt nhất, tiệm bánh này chỉ bán 2 loại bánh mì và chỉ mở cửa 3 ngày trong tuần với thu nhập gần 22 tỷ đồng một năm. Chỉ cần với chi tiết này cũng đã khiến thực khách vô cùng thích thú và muốn trải nghiệm một lần tại địa điểm thú vị này.
Đây là một tiệm bánh ở vùng nông thôn của một cô gái thành thị
Cô Hirata, người sở hữu tiệm bánh mì tại huyện Nagano, thành phố Dongyu, Nhật Bản là một cô gái thành thị. Năm 2009, cô Hirata theo chồng về vùng nông thôn này sinh sống và làm việc. Trước đây, Hirata đã ao ước có một cuộc sống như thế và cuối cùng cô cũng đã toại nguyện với mong muốn của mình.
Cô cho rằng, đây mới là cuộc sống mà mình thích, nơi mà thanh bình tĩnh lặng, sáng mở mắt là thấy cả một bầu trời trong xanh bao trùm cả một ruộng lúa mênh mông.
"Mỗi khi nhìn những chiếc bánh phồng lên tôi luôn cảm nhận được sự hạnh phúc. Và tôi muốn mọi người cũng cảm nhận giống như tôi" - cô Hirata chia sẻ (Ảnh: Sina)
Ngày trước khi ở Tokyo, dù bận rộn đến mấy, cô Hirata cũng thường xuyên tranh thủ thời gian để làm bánh mì cho cả gia đình ăn vào cuối tuần. Công việc này dần đã trở thành thói quen và niềm đam mê nho nhỏ của riêng mình.
Khi được hỏi về cảm xúc khi làm bánh, Hirata chia sẻ: "Mỗi khi nhìn những chiếc bánh phồng lên tôi luôn cảm nhận được sự hạnh phúc. Và tôi muốn mọi người cũng cảm nhận giống như tôi". Chính vì vậy, cô với chồng đã quyết tâm thực hiện ước mơ này bằng cách mở một tiệm bánh mì truyền thống để mọi người cảm nhận giống như cô.
Cô và chồng tự xây dựng lò nướng để nướng bánh bằng phương pháp truyền thống (Ảnh: Internet)
Trong những ngày đầu mở tiệm bánh, cô găp không ít khó khăn. Tuy nhiên cô vẫn chăm chỉ làm việc. Mỗi sáng thức dậy là cô lao vào làm bánh, đôi khi không có thời gian chăm sóc cho các con. Cô chỉ suy nghĩ một điều, làm thế nào để có thể sản xuất bánh mì thật ngon để thực khách nhớ mãi không quên.
Sau một thời gian, cô quyết định làm bánh theo phương pháp "quê mùa" nhất và chỉ làm duy nhất 2 loại bánh mì mà thôi. Nhiều người hiếu kì đến tiệm bánh dùng thử, tuy nhiên có một số khách không hài lòng và số khách đến cũng giảm dần. Mặc dù vậy nhưng cô Hirata vẫn thản nhiên.
Nhiều người bảo rằng cô nên làm nhiều loại hơn để thực khách lựa chọn, nhưng cô vẫn kiên quyết chỉ làm 2 loại bánh mì, và cô sẽ tìm ra cách để kéo thực khách quay lại bằng hết khả năng của mình.
Cô Hirata dậy sớm, tự tay làm bánh mì để bán cho khách (Ảnh: Sina)
Cô quyết định từ bỏ lò nướng điện, thay vào đó cô đã cùng chồng xây dựng lò nướng để làm bánh bằng phương pháp truyền thống. Đầu tiên cô lấy những hòn đá lớn nhỏ để xây lò nướng và dùng than củi để nướng.
Cô cho rằng bánh mì được nướng truyền thống như vậy sẽ có mùi thơm khác biệt hoàn toàn với những chiếc bánh được nướng bằng lò hiện đại. Mặc dù cách nướng này vô cùng khó khăn vì phải canh đúng nhiệt độ nhưng cô Hirata vẫn quyết tâm sử dụng cách này để mang đến một hương vị đặc biệt cho thực khách.
Tiệm bánh nhỏ này đã giữ chân thực khách như thế nào?
Mỗi ngày, cô Hirata thức dậy từ rất sớm. Cô nhào bột, nặn bánh và chuẩn bị bếp lò sẵn sàng. Khi nhiệt độ khoang lò đến nhiệt độ quy định, cô bắt đầu đưa mẻ bánh đầu tiên vào, kế đến là canh nhiệt độ và nướng bánh trong 4 giờ đồng hồ.
Do bánh nướng bằng lò than củi nên sẽ có khói đen bám vào. Sau khi nướng xong, cô tự tay lấy tro than ra ngoài và lau sạch khoang lò. Một ngày của Hirata là như thế, dù công việc chi tiết tỉ mỉ nhỏ nhặt, nhưng cô không hề thấy mệt mỏi mà lại ngày càng thích thú.
Những chiếc bánh được nướng bằng cách truyền thống có vị thơm hơn lò nướng hiện đại (Ảnh: Internet)
Thỉnh thoảng cô cũng kèm thêm một chút gia vị khác để thực khách không bị ngán (Ảnh: Sina)
Những chiếc bánh này đã dần chạm đến sự yêu thích của thực khách. Nhìn những chiếc bánh phồng to, ai cũng thích thú, khi họ ăn vào đều cảm nhận được mùi vị rất đặc biệt mà chiếc bánh mang lại. Đó hoàn toàn là do sự tỉ mỉ và "cái tâm" của bà chủ Hirata trong đó.
Để thực khách không ngán, thỉnh thoảng cô Hirata có kèm theo một số loại ăn kèm để họ có thể thay đổi khẩu vị. Trong quá trình làm bánh, có lúc cô Hirata cũng bị lạc hướng do nhu cầu của khách hàng, nhưng rất may cô đã kịp nhận ra và thay đổi.
Cô nói, mục tiêu lớn của đời cô đã và đang được thực hiện, cũng như ước mơ muốn mọi người cảm nhận được sự hạnh phúc khi ăn bánh mì do cô làm. Vì vậy, cô cố gắng không để lạc hướng và vẫn giữ được hương vị mà cô muốn gửi đến thực khách của mình.
Thực khách đến đây sẽ được nuôi dưỡng tâm hồn, trở về thiên nhiên (Ảnh: Internet)
Tiệm bánh mì này không đơn giản là đến đây chỉ để ăn bánh mì, mà nơi này còn giúp người ta nhận ra rốt cuộc mình cần gì trong cuộc sống, và tìm được không gian bình yên bấy lâu đã bị đánh mất. Không chỉ bán bánh mì, cô Hirata còn hướng dẫn thực khách sử dựng những món đồ đã cũ, chia sẻ với họ những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống.
Cô chỉ mọi người cách sử dụng baking soda thay cho những chất tẩy rửa, sử dụng chổi quét nhà thay cho máy hút bụi, dùng những bộ quần áo cũ để rửa chén, tất cả đều có tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn của con người sau những bộn bề mệt mỏi của xã hội hiện đại để tìm đến những niềm vui đơn giản nhưng lại có tác dụng to lớn.
Cô Hirata dạy thực khách cắm hoa hay những mẹo vặt trong cuộc sống (Ảnh: Sina)
Cô Hirata và chồng (Ảnh: Sina)
Hai đứa con xinh xắn của cô Hirata (Ảnh: Sina)
Qua đây mọi người có thể thấy được, Hirata là một người phụ nữ hạnh phúc nhất bởi vì cô sống rất đơn giản. Đối với cô tiền bạc không phải là không quan trọng nhưng để tìm được mục tiêu sống và hạnh phúc của đời mình là quan trọng hơn tất cả. Hiện tại, cô đang sống cùng chồng và hai con nhỏ. Bên cạnh việc chăm sóc tiệm bánh thì sự hạnh phúc của cô cũng đã lan tỏa đến những thực khách đến tham quan tiệm bánh này.