Chúng ta đã biết đến nhiều kiến thức khoa học vĩ đại như Thuyết tương đối của Einstein, bảng tuần hoàn hóa học hay quá trình tái bản DNA, từ cấp độ siêu vi mô, nhỏ hơn cả nguyên tử cho đến cấp độ vĩ mô là vũ trụ.
Tại trường, chúng ta chỉ được trang bị kiến thức một cách khái quát và chung nhất, còn khi đi sâu (nếu bạn làm một nhà khoa học chẳng hạn) thì thế giới vẫn đầy ắp những điều mới mẻ, thú vị!
Dưới đây chính là những điều thú vị mà có lẽ thầy cô đã không dạy cho bạn ở trường:
1. Nước có thể đun sôi và đóng băng... cùng một lúc!
Nghe có vẻ vô lý phải không, hai trạng thái hoàn toàn đối nghịch lại xảy ra trong cùng một thời điểm, đây là điều mà ắt hẳn ở trường bạn không được biết đến. Tên gọi của nó là "triple point" hay điểm bội ba.
Xem video:
Điểm bội ba của chất lỏng Cyclohexane. Nguồn: Youtube/Tenstone.
Đây là điểm nhiệt độ mà 3 trạng thái rắn, lỏng khí của chất lỏng đồng thời hiện hữu khi nhiệt độ nhiệt độ đạt 0,01°C và áp suất 0,00603659 atm đối với nước (còn các chất lỏng khác thì các thông số này sẽ thay đổi).
Khi đó, nước đủ nóng để sôi và mang theo hơi nước chứa năng lượng làm cho phần nước còn lại phía dưới bị mất nhiệt (giảm nhiệt độ) và đóng băng.
2. Tia laze có thể bị mắc kẹt trong dòng nước
Chúng ta đều được học rằng trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng nhưng có một hiện tượng xảy ra khi hai môi trường không đồng tính (có chiết suất khác nhau) sẽ khiến ánh sáng không đi theo đường thẳng nữa.
Hiện tượng như vậy gọi là phản xạ toàn phần, có thể bạn đã biết điều này ở trường, nhưng hiện tượng laze bị "giam" trong một thác nước như dưới đây thì có lẽ ít người biết đến:
Thác nước laze. Nguồn: Youtube/Coolphysicsvideos Physics.
3. Tốc độ bay của tàu vũ trụ ngoài không gian nhanh tới mức... chóng mặt!
Chúng ta đều biết rằng để đi tới các hành tinh trong hệ Mặt Trời thì tàu vũ trụ phải mất ít nhất 1 năm (ví dụ sao Hỏa) hay vài chục năm nếu là các hành tinh ở xa, nghe có vẻ con tàu này di chuyển khá chậm phải không?
Thế nhưng hình ảnh dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại ngay:
So sánh tốc độ tàu vũ trụ với các phương tiên di chuyển trên không khác. Ảnh Clay Bavor/Twitter.
Ở ngoài cũng bên trái là hình ảnh bên ngoài khi một máy bay Boeing di chuyển ở tốc độ 885 km/h, hình ở giữa là máy bay siêu thanh nhanh nhất thế giới SR-71 Blackbird (vận tốc đạt 4.345 km/h), còn ngoài cùng bên phải chính là của tàu vũ trụ New Horizons (58.000km/h).
4. Một quả trứng khi bỏ dưới biển sẽ trông như một con sứa!
Một quả trứng vỡ ở trên cạn sẽ thật kinh khủng phải không? Nhưng nếu ở độ sâu 18 m dưới đáy biển thì lại hoàn toàn khác. Bạn sẽ thấy dưới áp suất gấp 2,8 lần áp suất khí quyển trên đất liền, quả trứng sẽ vỡ sẽ được giữ nguyên dạng.
Không những thế, nó còn lơ lửng như một con sứa nữa, xem video dưới đây:
Đập vỡ quả trứng ở độ sâu 18 m. Nguồn: BIOSstation/YouTube.
5. Chứng minh định lý Pytago bằng... chất lỏng!
Đính lý nổi tiếng trong tam giác vuông có lẽ quá quen thuộc với chúng ta rồi, định lý này có tới "một ngàn lẻ một" cách chứng minh từ đơn giản đến phức tạp mà khi được học thầy cố sẽ chỉ ra một vài cách đơn giản.
Tuy vậy liệu đã bao giờ bạn thấy cách chứng minh độc đáo mà lại cực kỳ dễ hiểu chỉ bằng... chất lỏng chưa? Xem video dưới đây:
Chứng minh đơn giản định lý Pytago. Nguồn: Youtube/00000000130.
Giải thích: Nội dung định lý Pytago trong tam giác vuông với hai cạnh góc vuông là a, b, cạnh huyền c là đẳng thức liên quan tới mối liên hệ giữa cạnh huyền và cạnh góc vuông: a2+b2=c2.
Nếu dựng các hình vuông tương ứng mỗi cạnh bên ngoài tam giác này ta sẽ có 3 hình vuông, trong đó tổng diện tích hình vuông tạo bởi 2 cạnh góc vuông sẽ bằng diện tích hình vuông tạo bởi cạnh huyền (mà phần chất lỏng màu xanh chính là đại diện phần diện tích).
6. Điều gì xảy ra khi một hố đen "nuốt chửng" một ngôi sao
Hố đen vũ trụ là một vùng không gian mà tại đó lực hấp dẫn cực kỳ mạnh, đủ để khiến cả ánh sáng bị hút vào mà không thể đi ra (chính vì vậy mới có tên là hố đen). Chúng thường "nuốt" các vật thể xấu số đi ngang qua để phát triển kích thước.
Cảnh một hố đen nuốt chửng ngôi sao. Ảnh NASA.
Trong đó, các ngôi sao cũng không ngoại lệ, cảnh tượng mà hố đen nuốt chửng cũng là một kỳ quan mà bạn cần tận mắt mục kích, sau khi nuốt ngôi sao lớn hố đen sẽ "ợ" ra một luồng plasma khổng lồ, trải rộng tới hàng trăm năm ánh sáng.
Luồng plasma này được phóng ra với tốc độ cực kỳ cao tạo ra một cột sáng lớn trong vũ trụ.
Bài viết được dịch từ nguồn: Sciencealert.com