Mỗi người đều mang trong hình 1 nhóm máu: O, A, B hoặc AB. Các nhà khoa học tiếp tục chia nhỏ các nhóm máu thành 2 loại RH- và RH+. RH thực chất chỉ là một kháng nguyên lưu hành trong máu. Khi cơ thể có kháng nguyên RH thì được gọi là RH+, cơ thể không có kháng nguyên RH gọi là RH-.
Hiện có khoảng 85% có RH+ trong máu, tức là các nhóm máu O+, A+, B+, AH+. Chỉ 15 phần trăm có kháng nguyên RH- trong máu.
Người mang nhóm máu RH- thường có IQ cao, thân nhiệt thấp, nhạy cảm, thị lực tốt và huyết áp cao hơn người bình thương. (Ảnh: Getty)
Trong bài viết đăng trên tờ The Spirit Science, nhà nghiên cứu Lara Starr khẳng định chúng ta kế thừa những gì mà tổ tiên để lại, ngoại trừ những trường hợp đột biến.
Các yếu tố máu được truyền với độ chính xác cao hơn nhiều so với bất cứ đặc điểm nào khác.
Vì vậy, nếu người và vượn cùng tiến hóa từ cùng một tổ tiên, máu của 2 loài sẽ tiến hóa tương tự nhau và giống của loài linh trưởng.
Một đặc tính kỳ lạ của RH- là khi người mẹ mang trong mình nhóm máu RH- trong khi bố là RH+, bào thai gần như tồn tại vì bị chính kháng thể của mẹ tiêu diệt.
Theo Starr, đặc tính tự loại bỏ con mình dù đã trao cho nó sự sống là đặc tính chỉ có người mang nhóm máu RH- và không có ở bất cứ sinh vật nào khác. Starr và nhiều người tin rằng điều này cho thấy, người mang kháng nguyên RH- có nguồn gốc sâu xa từ một sinh vật ngoài Trái đất.
"Nếu cả nhân loại tiến hóa từ cùng một tổ tiên, máu của chúng ta sẽ tương thích. Vậy RH- từ đâu đến? Nếu họ không phải là hậu duệ của người tiền sử, liệu họ có phải là hậu duệ của các phi hành gia cổ đại?", Starr đặt nghi vấn.
Tuy nhiên, nhiều người lập luận rằng có thể RH- là hệ quả của đột biến trong quá trình tiến hóa. Nhưng họ cũng thừa nhận các đặc tính đột biến thường rất nhanh bị đào thải trong khi RH- đã tồn tại trong ít nhất là 35.000 nghìn năm.
(Nguồn: Daily Star)