Nhiều loài động vật tạo ra môi trường sống và nhà ở cho các loài khác mà bản thân loài đó không thể tự làm được. Dưới đây là một số động vật vô tình hoặc cố tình "làm nhà" cho các loài khác ở.
1. Chim gõ kiến
Chim gõ kiến là một trong những loài chim cần cù, chúng làm tổ bằng cách gõ liên tục chiếc mỏ vào thân cây tạo thành các hang. Những chiếc tổ kiên cố này dễ dàng trở thành mục tiêu xâm chiếm của các loài khác như các động vật có vú vì bản thân chúng không thể tự làm được.
Một nghiên cứu năm 2002 từ Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng ít nhất 20 loài sử dụng tổ chim gõ kiến ở Tây Bắc Thái Bình Dương điển hình là dơi nâu lớn, mèo đuôi chuông, sóc bay,…
2. Rùa
Theo Cơ quan động vật hoang dã Hoa Kỳ, Rùa gopher ở Florida, miền nam Georgia và Alabama, hang của chúng có độ sâu tới 23 feet và dài 52 feet. Rùa chia sẻ hang cho khoảng 360 loài khác bao gồm cả armadillos, cú pygmy, cáo, ếch và rắn. Bởi vì hang của chúng duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định cho dù điều kiện trên mặt đất như thế nào.
3. Chim dệt
Người ta nói rằng loài chim này như những người thợ dệt, chúng tạo nên những chiếc tổ khổng lồ như là một căn hộ cho cả họ hàng ở. Chúng không chỉ xây tổ cho gia đình mình sống mà cho cả những loài chim khác.
Những con chim nhỏ bé của vùng Kalahari ở miền nam châu Phi này xây tổ trên những cây cao để tránh xa những kẻ săn mồi. Nhìn từ bên ngoài trông chúng rất độ sộ và bên trong cũng vậy, có thể có tới 100 gia đình chim các loài.
4. Mối
Loài mối có thể xây những ngọn tháp hình nón cao đến 3 feet. Chúng thường chia sẽ không gian này cho các loài khác. Theo một báo cáo năm 2013 về các gò mối ở Quần đảo Barrow, ngoài khơi Australia, các loài bò sát như rắn, tắc kè cũng trú ẩn trong các gò mối. Nơi đây cũng là "vườn ươm" tốt cho trứng của các loài bò sát.
Các loài chuột và côn trùng cũng rất thích thú khi được chia sẽ nơi trú ẩn miễn phí với loài mối hào phóng này.