Những huyền thoại còn ẩn giấu về cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn (Phần cuối)

Bích Luyện |

Trong rất nhiều bí ẩn về cuộc đời Thành Cát Tư Hãn thì điều quan tâm lớn nhất của hậu thế chính là cái chết và nơi an táng ông.

1. Người sáng lập hệ thống điện tín quốc tế đầu tiên

Người Mông Cổ có lối sống du mục không ở nơi nào cố định, cùng với việc hiểu rõ thế mạnh cưỡi ngựa - thiện xạ của các kỵ binh nên ngay khi thống nhất các liên minh thảo nguyên, Đại Hãn đã ban hành sắc lệnh đầu tiên là thành lập "Yam" có nghĩa là "Trạm kiểm soát" để truyền tin và liên lạc giữa các bộ tộc trong đế chế Mông Cổ rộng lớn.

Toàn Mông Cổ thời điểm đó có khoảng 1400 trạm được lập, mỗi trạm cách nhau 40km, với hơn 50.000 con ngựa chiến cùng hơn 2.000 kỵ bịnh giỏi nhất được lựa chọn để làm nhiệm vụ đưa thư. "Yam" được tổ chức chặt chẽ và trải đều rộng khắp mọi nơi.

Mỗi người đưa thư thường di chuyển 40km để truyền tin cho trạm kế tiếp nhau, sau đó người này nhận ngựa mới đã được nghỉ ngơi để đưa tin cho trạm kế tiếp hoặc quay lại trạm xuất phát để truyền tin mới nhận.

Những huyền thoại còn ẩn giấu về cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn (Phần cuối) - Ảnh 1.

Với thế mạnh kỵ binh và ngựa chiến thiện xa, Mông Cổ đã xây dựng thế thống "Yam" cực kỳ hữu dụng.

Theo ghi chép, mỗi người cưỡi ngựa trung bình có thể đi 320km mỗi ngày, chính điều này cho phép hệ thống hàng hóa và thông tin được vận chuyển nhanh chóng chưa từng có trong tiền lệ trên thế giới trong thế kỷ 13.

Chính hệ thống này trở thành tai mắt cho vị tư lệnh tối cao của Mông Cổ có thể nắm bắt và kiểm soát tình hình một cách nhanh chóng với khắp lãnh thổ trải dài khắp Á - Âu.

"Yam" được coi là hệ thống thư tín quốc tế đầu tiên trên thế giới. Đây cũng là hệ thống truyền tin nhanh chóng nhất lúc bấy giờ.

Chính việc tổ chức và sắp xếp quân đội chặt chẽ và quy củ đến từng chi tiết đã lí giải vì sao Thành Cát Tư Hãn lại có thể thành công vang dội trong những cuộc chinh phạt của mình và nắm giữ được quyền lực trong suốt những năm tháng trị vì mà không có nội chiến.

2. Mãi mãi an giấc trong thiên thu mà không bị "quấy rầy".

Trong rất nhiều những bí ẩn về cuộc đời Thành Cát Tư Hãn thì một trong những điều quan tâm lớn nhất của hậu thế chính là cái chết và nơi chôn cất, an táng ông.

Những huyền thoại còn ẩn giấu về cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn (Phần cuối) - Ảnh 2.

Nhiều cuộc tìm kiếm, khảo cổ về nơi yên nghỉ của ông được thực hiện nhưng chưa có lời giải.

Theo Mông Cổ bí sử ghi chép Thành Cát Tư hãn qua đời vào năm 1227 ở tuổi 65. Nguyên nhân qua đời vẫn còn là ẩn số chưa có lời giải.

Có nhiều giả thuyết được đặt ra rằng: Do ông bị trúng tên độc trong một cuộc Bắc phạt, cũng có thể bị ám sát hoặc có giả thuyết khác cho rằng trong một lần đi săn trong rừng ngựa hồng của ông gặp đàn ngựa rừng nên bất ngờ lồng lên khiến ông không kịp trở tay bị ngã ngựa sau đó ốm nặng và qua đời.

Sau khi mất, việc an táng cũng diễn ra hết sức bí mật và không được ghi chép cụ thể trong sử sách. Nhiều sử gia cho rằng đám tang của ông được thực hiện ở chính quốc Mông Cổ, các binh sĩ giết chết tất cả những người có mặt ở đám tang và những người nhìn thấy trên đường đưa tang.

Ngựa được dùng để chà đạp trên bề mặt để phi tang mọi vết tích, thậm chí họ còn khơi thông nắn dòng một dòng sông để phủ qua mộ để vị tướng lỗi lạc này, giúp Thành Cát Tư Hãn được yên giấc trong thiên thu không bị hậu thế quấy rầy. Rồi tất cả các binh sĩ sau khi xong việc đồng loạt tự vẫn.

Mọi ý kiến đưa ra đều là giả thuyết bởi hiện tại chưa có bất cứ bằng chứng hoặc vết tích nào thu thập được khẳng định về nguyên nhân sự qua đời và nơi an táng của Thành Cát Tư Hãn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại