Trước kia, khi nghĩ tới nông thôn, nhiều người vẫn gắn mác cho nơi đây là "lạc hậu". Cũng bởi vậy mà nhiều chàng trai không xuất thân từ thành phố luôn cảm thấy e ngại về gia cảnh của mình.
Vậy nhưng ngày nay, theo tốc độ phát triển ngày một nhanh, nhiều vùng nông thôn ở Trung Quốc đang đổi mới không ngừng cả về diện mạo và phong tục tập quán, trong đó có cả lễ nghi cưới hỏi.
Tổ chức đám cưới tại thôn quê đồng nghĩa với việc họ hàng của cô dâu chú rể sẽ phải lo mọi khâu chuẩn bị, từ cỗ bàn cho tới bát đũa, ghế ngồi.
Những chiếc ghế được xếp ngay ngắn tại góc này chỉ một lát nữa sẽ trở thành đồ vật cho các khách mời "an tọa". (Ảnh: nguồn Sohu).
Trong đám cưới, chủ nhà thường bày mỗi mâm 8 chiếc bát to để đựng thức ăn, những bát nhỏ sẽ dùng cho việc đựng các món quà vặt như hạt dưa, đậu phộng, kẹo… Khi dọn cỗ lên bàn, họ sẽ mang những đĩa nhỏ đặt lên trước để mọi người "khai vị", sau đó mới bắt đầu dọn tới món chính.
Các món chính trong cỗ cưới vùng quê thường được bày trong những chiếc đĩa hoặc bát to và sắp xếp rất đẹp mắt, đầy đặn. (Ảnh: nguồn Sohu).
Những đám cưới được diễn ra tại các vùng thôn quê vẫn thường được tổ chức tại gia đình cô dâu chú rể, nhưng độ tươm tất, đầy đặn và đẹp mắt không thua kém cỗ trong nhà hàng.
Không có nhiều món ăn xa hoa như cỗ cưới trong nhà hàng, nhưng mâm cỗ thôn quê luôn có rất nhiều thịt. Từ món chính cho tới rau dưa đều là "của nhà trồng được", hương vị hết sức thơm ngon, số lượng cũng nhiều không kể xiết.
Nhiều người còn gọi những mâm cỗ này bằng cái tên hoa mỹ - "thịnh yến mỹ thực". (Ảnh: nguồn Sohu).
Thịt kho tàu là món ăn không thể thiếu trên những mâm cỗ quê ở Trung Quốc. Món thịt nhìn qua béo ngậy, mềm mịn, nhiều mỡ nhưng không ngấy, vị thơm ngon có thể so sánh cùng thịt Đông Pha Hàng Châu.
Thịt kho tàu là món chính của nhiều mâm cỗ cưới ở vùng nông thôn Trung Quốc. (Ảnh: nguồn Sohu)
Một mâm cỗ điển hình ở vùng thôn quê Trung Quốc thường có 8 người ngồi, nhưng xung quanh bày tới hơn 40 chiếc ghế. Mỗi lượt sẽ có 8 người ngồi vào mâm.
Sau khi 8 người này đứng lên, người nhà sẽ thu dọn thức ăn thừa và ghế cũ, sau đó chuẩn bị đồ ăn mới và xếp ghế cho 8 người tiếp theo.
Nhiều vùng nông thôn Trung Quốc vẫn duy trì cách ăn cỗ theo "lượt". (Ảnh: nguồn Sohu).
Bữa tiệc cưới ở vùng nông thôn là ví dụ tiêu biểu cho câu nói "trước lạ sau quen". Ngay cả khi những người không quen biết ngồi chung một mâm cỗ, họ sẽ nhanh chóng cười đùa vui vẻ, ăn uống no say mà không phải câu nệ tiểu tiết.
Trong những bữa tiệc cưới thôn quê, mọi người có thể thoải mái nói cười, đi lại trò chuyện hoặc đứng gặp thức ăn. (Ảnh: nguồn Sohu).
Sau các đám cưới, rửa bát có lẽ chính là công việc ám ảnh đối với những nàng dâu mới về, dù là ở vùng nông thôn hay thành phố.
Hình ảnh những "thúng" bát đũa như thư này khiến nhiều nàng dâu không khỏi e ngại. (Ảnh: nguồn Sohu).
Vậy nhưng, khi nhìn thấy những hình ảnh ấm cúng của những gia đình ở thôn quê thế này, liệu còn nhiều cô nàng "ngại" gả cho những anh chàng nông thôn nữa hay không?
Hình ảnh viên mãn của gia đình tân lang, tân nương trong một đám cưới vùng quê. (Ảnh: nguồn Sohu).