Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng

JIA YOU |

Khi mọi người đều phê phán lên án những đoàn đào tạo trẻ em nhào lộn thì một số nhà phê bình cho rằng đây là một nhu cầu xã hội. Và trong đó, những đứa trẻ cơ nhỡ tưởng chừng như vô vọng với cuộc sống thì lại tìm được hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Cậu bé 9 tuổi Zhengyang, sống ở An Huy, Trung Quốc không bao giờ chọn cuộc sống của một người biểu diễn nhào lộn.

Chỉ vài tháng sau khi được sinh ra, mẹ của Zhengyang đã bỏ cậu bé mà đi và không bao giờ gặp lại. 

Người cha 20 tuổi của Zhengyang là một công nhân xây dựng, cũng từng là đứa trẻ sống xa bố mẹ, nên đành phải gửi Zhengyang cho người bà cố đã hơn 80 tuổi chăm sóc, trong khi bà cũng đang mang gánh nặng nuôi chồng nằm liệt giường.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 1.

Sau khi bà cố qua đời, bố Zhengyang lại gửi cậu bé cho một người bạn tên là Li Xiaogao, 21 tuổi, từng được đào tạo trở thành người biểu diễn nhào lộn đầu tiên ở vùng ngoại ô, thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc.

6 năm trôi qua, Zhengyang giờ là 1 trong 14 đứa trẻ ở độ tuổi từ 5 -11 được đào tạo, biểu diễn với tư cách là thành viên của đoàn nhào lộn của Li. 

Tại Trung Quốc, có rất nhiều đoàn nhào lộn nổi tiếng, nhưng bên cạnh đó vẫn có những đoàn nhỏ giống như gia đình của Li, nơi mà họ được thừa hưởng kỹ năng nhào lộn của tổ tiên trong nhiều thế kỷ và được đào tạo, biểu diễn ở các vùng nông thôn. 

Đoàn nhào lộn của Li là một trong những đoàn tại huyện Lâm Tuyền, nơi có truyền thống nhào lộn lâu đời, tự hào có khoảng 1.200 đoàn tư nhân và đào tạo hơn 20.000 người biểu diễn nhào lộn.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 2.

Li đang theo dõi quá trình tập luyện của những đứa trẻ.

Sau nhiều năm tập luyện đầy gian khổ, một cơ thể cứng rắn như Zhengyang giờ đây đã có thể nhảy ngược, uốn éo, nhào lộn một cách chuyên nghiệp. 

Mặc dù tuổi còn nhỏ với những nền tảng khiêm tốn, nhưng Zhengyang đã có thể thực hiện những màn biểu diễn nguy hiểm trước hàng triệu người bao gồm trên TV và hơn 600.000 người hâm mộ trực tuyến và hàng trăm chương trình tạp kỹ của địa phương.

Những người đứng đầu đoàn nhào lộn như Li đã duy trì tổ chức của mình bằng cách tạo điều kiện và thu nạp những trẻ em có hoàn cảnh sống khó khăn, không nơi nương tựa, tham gia vào đoàn để kiếm kế sinh nhai cũng như sống cùng với nhau như một gia đình. 

Tuy nhiên, những đoàn như thế này đã vấp phải nhiều tranh cãi khi xã hội Trung Quốc ngày càng hiện đại hóa và các nhà phê bình cho rằng, họ đang bóc lột sức lao động của trẻ em, giáo dục không chuyên nghiệp và định hướng một tương lai sự nghiệp kém hiệu quả so với việc ngồi trên ghế nhà trường.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 3.

Vào một buổi sáng thứ 3 trong tiết trời tháng 3, học sinh của thầy Li đang được huấn luyện ở ngoài trời. 

Có 5 đứa bé trong số đó thay phiên nhau tập luyện, lướt qua sàn bê tông, tiếng tát tay và chân hòa lẫn vào tiếng gà gáy từ xa tạo nên một âm thanh vô cùng sống động. 

"Như mọi người có thể thấy, chúng tôi không hẳn là cực kỳ chuyên nghiệp", thầy Li 27 tuổi chia sẻ.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 4.
Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 5.

Anh thầm lặng nhìn bọn trẻ lật, duỗi và vặn người, thỉnh thoảng lại đưa ra những gợi ý giúp chúng tập luyện dễ dàng hơn. 

Li đóng vai trò là người lãnh đạo, huấn luyện viên và đại diện cho những đứa trẻ, nhưng dù thế nào mô hình hoạt động của đoàn cũng là mô hình gia đình, khi vợ, chị dâu và bố mẹ anh đều chung tay chăm sóc những đứa trẻ.

Bên cạnh đó, anh rể của Li cũng giúp anh giám sát việc đào tạo và đưa chúng đi biểu diễn. Ngay cả cậu bé Zhengyang, người gọi Li bằng chú, thỉnh thoảng cũng trở thành "sư huynh" của những đứa trẻ khác.

Tại đoàn của Li, không có một cơ sở pháp lý hoặc chứng chỉ giảng dạy nào. Thông thường cha mẹ của những đứa trẻ sẽ cùng Li cam kết một thỏa thuận đơn thuần, có thể đón chúng về bất kể khi nào họ muốn.

Vào các ngày trong tuần, Li và những người khác sẽ đánh thức bọn trẻ dậy vào lúc 6 giờ 20 sáng, đưa chúng đến trường bằng xe minivan và sau đó chở chúng về nhà vào 4 giờ chiều. 

Chúng sẽ có một tiếng để làm bài tập về nhà, hai tiếng để luyện tập các màn nhào lộn hoặc biểu diễn ở gần đó. 

Thông thường họ sẽ livestream những buổi luyện tập trên Kuaishou, một ứng dụng video đặc biệt phổ biến ở các thành phố nhỏ và vùng nông thôn, giúp tạo ra được thu nhập cho những đứa trẻ.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 6.

Zhengyang trong một buổi biểu diễn.

Đoàn nhào lộn chủ yếu kiếm tiền thông qua các chương trình tạp kỹ và sự kiện địa phương, nơi mà những đứa trẻ sẽ biểu diễn vào buổi tối các ngày trong tuần và cuối tuần. 

Thu nhập từ những buổi biểu diễn này tầm từ 1.500 đến 2.000 nhân dân tệ (khoảng từ 5 - 7 triệu đồng) cho mỗi chương trình. 

Li cũng nói rằng, sau mỗi tháng con số này có tăng thêm vào chục ngàn nhân dân tệ. Tổng thu nhập Li dùng để làm chi phi mua quần áo, nuôi những đứa trẻ. 

Một phần khác, Li dùng để trang trải những nhu cầu khác như mua xe để chở những đứa trẻ, máy ảnh để quay clip và máy tính để chỉnh sửa.

Một đứa trẻ khác trong đoàn có tên là Juncheng, là đứa trẻ 5 tuổi trầm tính, có đôi lông mày xếch và sở hữu gương mặt u buồn. 

Trong những giờ tập, Juncheng chăm chỉ không ngừng, tự mình uốn éo và tự tập những động tác khó khăn. Li cho biết, những đứa trẻ được đào tạo vào khoảng 5 tuổi thì khả năng thích ứng với bộ môn này rất cao và có độ linh hoạt tuyệt vời.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 7.

"Bộ môn nhào lộn khá tẻ nhạt. Bạn không cần phải nói quá nhiều, chỉ cần dạy chúng một chút và những điều đó có thể giúp chúng tập luyện trong một thời gian dài", Li chia sẻ. 

Li nói thêm, anh là người xuất thân trong một gia đình nghèo ở nông thôn và say mê biểu diễn nhào lộn từ nhỏ. 

Khi Li 7 tuổi, bố mẹ đã gửi anh đến trung tâm nhào lộn ở huyện Lâm Tuyền để đào tạo và người thầy đã tận tâm dạy dỗ anh lúc đó chính là bố vợ của anh.

Từ khi nhận nuôi và đào tạo Zhengyang, Li từ nghệ sĩ biểu diễn chuyển sang làm huấn luyện viên và đảm nhận trách nhiệm đứa cậu bé đi tham quan các chương trình truyền hình cũng như biểu diễn nhào lộn khi cậu bé được 6 tuổi. 

Sau hai năm, Li cảm thấy việc đưa Zhengyang đi lưu diễn liên tục đã ảnh hưởng đến việc học của cậu bé, nên quyết định hoạt động tại địa phương, mở rộng đoàn và thu nạp nhiều đứa trẻ mà, mở nhiều hy vọng để có chúng có danh tiếng.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 8.

Đối với nhiều phụ huynh ở nông thôn, đoàn của Li là một nơi thuận tiện cho việc vừa cho con học kỹ năng nhào lộn miễn phí mà chúng còn được chăm sóc tử tế. 

Nói về lợi ích của việc kéo giãn người, Li giải thích, Mengyu, 8 tuổi, đã thể hiện được những kỹ năng linh hoạt hiếm có khi thực hiện những động tác nguy hiểm. 

Mengyu cũng như những đứa trẻ khác trong đoàn của Li. Cô bé sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ly dị. Trong khi bố làm việc ở xa thì mẹ thì tái hôn, cuộc sống cô bé 8 tuổi bắt đầu cơ nhỡ từ đây.

Những đứa trẻ khác cũng là con nhà nghèo, sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đều phải đấu tranh từng ngày để kiếm sống.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 9.

Trong nhiều năm qua, hàng trăm triệu cư dân nông thôn đã rời bỏ quê để tìm những công việc lương cao tại nơi thành thị. 

Tuy nhiên, do hạn chế phúc lợi ở các thành phố nên nhiều người đã bỏ con cái ở lại quê, dẫn đến việc có khoảng 9 triệu trẻ em sống một mình.

Đa số những đứa trẻ này không có họ hàng đủ thân thiết để nuôi dưỡng hoặc ông bà đều đã lớn tuổi, không có khả năng chăm sóc. 

Vì vậy, trong những hoàn cảnh này, nhiều gia đình muốn con cái họ kiếm kế sinh nhai càng nhanh càng tốt và những đoàn như gia đình Li lại là nơi để kiếm sống cho trẻ em khó khăn.

Ruibing, 6 tuổi, một đứa trẻ mang khuôn mặt rám nắng và mang trong mình tâm trạng ngoài cuộc so với những đứa trẻ khác. 

Bố mẹ Ruibing ly dị, người cha bỏ đi biệt tăm, trong khi mẹ bị mắc bệnh tâm thần. Ruibing từng bị đuổi học vì bạo lực với bạn học trước khi đến đoàn của Li. 

Sau một vài tháng ngẳn ngủi, khi bà Ruibing đến đây cậu bé đã bật khóc khi thấy Ruibing được chăm sóc tốt. Li cho biết, trong quá trình đào tạo kỹ năng nhào lộn có thể rèn luyện trẻ em tính kỷ luật, đồng thời trang bị cho chúng những kỹ năng làm việc sau này.

Truyền thông Trung Quốc từng viết về sự khan hiếm của những tân binh nhào lộn, và mọi người cảm thấy mệt mỏi khi nhìn những mánh khóe cũ. 

Trên tài khoản Kuaishou của Li, nhiều người đã gửi tin nhắn hỏi rằng anh có phải là kẻ buôn bán trẻ em hay không? 

Và nguồn cơn từ những tin nhắn này là do họ nhìn thấy những đứa trẻ ở đoàn của anh chỉ mặc quần áo bình thường, không ăn đồ ngon và thường xuyên bị giáo huấn khắc nghiệt.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 10.

Trong một chủ đề thảo luận về cuộc sống những đứa trẻ nhào lộn trên diễn đàn Zhihu đã phê phán bộ môn này. 

Cho rằng, những đứa trẻ đã kiệt sức và đau đớn như thế nào, chúng đã đánh mất tuổi thơ của mình vì những điều này. Hy vọng lớn nhất của họ chính là môn này có thể biến mất khỏi thế giới. 

Một người khác lại chỉ ra, môn nhào lộn có tỷ lệ thương tật cao. Có một video được chia sẻ trên mạng xã hội vào năm 2017 cho thấy cảnh đẫm máu của một thiếu niên đã rơi xuống từ cây cột khi đang biểu diễn màn nhào lộn.

Trong cùng năm, trung tâm tin tức Trung Quốc báo cáo về một đoàn ở huyện Bộc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã đào tạo hơn 20 đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. 

Hầu hết những đứa trẻ đó đều có bố mẹ ly hôn, hoặc xuất thân từ gia đình nghèo, hoặc là con của tội phạm. 

Bài viết còn kèm theo những mô tả về những đứa trẻ phải trải qua đau đớn trong quá trình huấn luyện, hay bị đe dọa bởi những lần bị phạt bằng roi mây. 

Sau đó, đoàn này đã bị chính quyền địa phương giải tán vì hoạt động mà không có tiêu chuẩn giảng dạy được quy định.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 11.

Nằm sát trong bức tường ở sân tập luyện là một cậu bé 6 tuổi khác, đang mặc áo phông đang tập uốn éo về phía sau thành tư thế chiếc cầu. 

Sau khi trượt tay, cậu bé đập đầu xuống sàn bê tông tạo ra một tiếng động mạnh khiến những đứa trẻ khác phải bật cười. "Cậu ấy là người mới", một đứa trẻ lớn hơn vừa xoa đầu vừa giải thích.

Zhengyang đã từng trải qua khoảng thời gian tồi tệ trong quá trình tập luyện. Có lần cậu bé phải khâu 6 mũi vì bị thương sau cú nhảy từ tấm ván. 

Chỉ sau một tuần nghỉ ngơi, cậu đã quay lại tập luyện. "Cháu luôn phải tự thúc đẩy chính mình, nếu như cháu bị đau thì họ sẽ ra sau (chỉ những đứa bé nhỏ hơn đang tập nhào lộn)?", Zhengyang nói về tinh thần trách nhiệm của mình đối với công việc, một trách nhiệm không hề phù hợp với đứa trẻ 9 tuổi. 

"Nếu như cháu không kiếm được tiền, nếu như cháu bị đau, mọi người sẽ đói. 

Chúng cháu cũng có tiền điện, tiền ăn, tiền quần áo - nếu như cháu bị thương thì tất cả những chi phí này sẽ không thể trả được", Zhengyang trải lòng.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 12.

"Nếu như cháu không kiếm được tiền, nếu như cháu bị đau, mọi người sẽ đói".

Một số nghệ sĩ nhào lộn chuyên nghiệp như Chen Xichang, người từng đoạt nhiều giải thưởng, và biểu diễn tại những chương trình lớn đã lên mạnh mẽ những đoàn đào tào trẻ em nhào lộn ở nông thôn. 

Được biết, mức lương nghệ sĩ của Chen khá cao, tầm 20.000 nhân dân tệ (gần 70 triệu đồng) mỗi tháng, vì vậy anh cho rằng đây là một nghề vô cùng tiềm năng cho những nhân tài về nhào lộn. 

Tuy nhiên, Chen lại nghĩ hầu hết các đoàn đào tạo nhào lộn cho trẻ em ở nông thôn đều vô trách nhiệm, dạy những thủ thuật cơ bản cho chúng để kiếm đồng bạc lẻ. 

Ở nơi này, những đứa trẻ ấy hoàn toàn không có tương lai, nó chẳng khác nào ném trẻ con vào một cái hố bốc lửa. Chen đã chia sẻ việc này với Sixth Tone, nhưng không nói cụ thể tên đoàn nào.

Chen đã tận mắt nhìn thấy những vết thương nhào lộn tàn khốc và thể hiện quan điểm rằng, anh xem bộ môn nhào lộn là người tình, khiến mình vui vẻ và hạnh phúc khi tìm đến chứ không phải để bị kết tội trong sự nghiệp ngắn ngủi. 

Ngay cả khi người nghệ sĩ mất đi sự linh hoạt, họ vẫn có thể chuyển sang các thủ thuật dựa trên sức mạnh và các màn trình diễn tinh tế như như ảo thuật chẳng hạn, miễn sao họ phải tập luyện mỗi ngày.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 13.

Việc đào tạo trẻ em nhào lộn được xem là một nghề tốt hơn việc lao động nhập cư - đi kèm với mức lương thấp khiến việc kết hôn trở nên khó khăn. 

Zhao Li, 31 tuổi, người đứng đầu một đoạn nhào lộn ở phía Đông tỉnh Sơn Đông với hơn 20 học viên đang theo học. 

Xuất thân từ một gia đình nông thôn nghèo, anh chỉ có thể ăn thịt mỗi tháng một lần, nhưng công việc nhào lộn đã cho anh cơ hội có được cuộc sống tốt hơn. 

Anh nói, vợ anh cũng là một nghệ sĩ nhào lộn, đã được biểu diễn ở hơn 10 quốc gia ngoài Trung Quốc.

Xiaobin, cựu giám đốc sáng tạo của đoàn nhào lộn quốc gia Trung Quốc nói với Sixth Tone rằng đa số mọi người phản đối việc đào tạo nhào lộn ở nông thôn đều dựa trên sự thiếu hiểu biết về hình thức nghệ thuật. 

Ông không phủ nhận sự khó khăn trong bộ môn này, và nghĩ rằng xã hội Trung Quốc thường có khuynh hướng chống lại việc học tập về thể chất, trong khi chấp nhận đánh đổi với những việc học tập về tinh thần. 

Ông nói: "Con đường học tập của một người từ tiểu học, trung học rồi đến đại học đều là công việc mệt mỏi. Còn những người học nhào lộn, hay vũ công, họ ít khi nào cảm nhận được sự mệt mỏi"

Bên cạnh đó, ông cũng không phản đối các đoàn đào tạo trẻ em nhào lộn ở nông thôn, và nói rằng sự tồn tại của họ đều hướng đến nhu cầu xã hội.

Vào buổi tối, Zhengyang, Mengyu và những đứa trẻ khác mặc trang phục biểu diễn màu hồng ánh bạc sặc sỡ và được chở đến nơi biểu diễn bằng xe minivan của Li. 

Những đứa trẻ chia nhau thành 2 nhóm biểu diễn ở 3 sự kiện riêng biệt sẽ mang lại thu nhập khoảng 7.500 nhân dân tệ (hơn 25 triệu đồng).

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 14.

Trong quá trình di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác biểu diễn, Zhengyang có lúc ngủ thiếp đi nhưng vẫn ngồi thẳng lưng trên xe. 

Khi được biểu diễn ở chương trình có hàng trăm người dân, những đứa trẻ luôn được đón nhận nồng nhiệt. 

Những người dân ấy nhìn chúng mà há hốc mồm, rồi còn dùng điện thoại để livestream trên các ứng dụng khác nhau, bao gồm Kuaishou. 

Sau những màn biểu diễn hài kịch truyền thống, Zhengyang đã thực hiện những màn biểu diễn quen thuộc của mình, khi vừa xuất hiện cậu bé được mọi người reo hò và cổ vũ không ngừng.

Trên đường về nhà, đi qua những con đường quê tối om, rợp bóng cây, hình ảnh của thầy Li trông hốc hác hẳn. 

rong khi lái xe, Li nói rằng một ngày nào đó anh sẽ giúp những đứa trẻ phát triển tài năng độc đáo khác như ca hát, nhảy múa và dĩ nhiên sẽ có biểu diễn nhào lộn để chúng có thể kiếm sống từ việc livestream. 

Anh nói rằng sẽ trả tiền cho chúng tham gia các khóa học nếu cần thiết, như anh đã từng học chỉnh sửa video với mong muốn mở một studio tạo nội dung trực tuyến đặc sắc. 

Tuy nhiên, cuộc sống thực tại khiến anh quá mệt mỏi để làm điều đó.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 15.

Ngày hôm sau, Zhengyang nói rằng cậu bé rất thích biểu diễn, đặc biệt là sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả khiến cậu thích thú hơn. 

"Cảm giác rất tuyệt, mọi người đều rất nhiệt tình. Cháu rất vui khi nhìn thấy họ cổ vũ cho mình", Zhengyang vui vẻ chia sẻ. 

Thầy Li nói rằng, việc biểu diễn nhào lộn không chỉ là công việc cần thiết cho cuộc sống mà còn là một sự đam mê. 

"Cháu thích nhào lộn, nhưng dù cháu có thích hay không thì cháu vẫn rất cần nó", Zhengyang giãi bày. 

Nếu như không làm công việc nhào lộn, Li tin rằng anh sẽ trở thành người lao động nhập cư trên các công trường xây dựng như bố mình cho đến lúc già.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 16.

Đối với Zhengyang, gia đình của Li thật sự mái ấm hạnh phúc: "Cháu yêu mọi người trong gia đình họ. Trong lòng cháu, ai cũng rất quan trọng. Chỉ cần nhớ một người trong số là nhớ tất cả các thành viên trong gia đình"

Zhengyang không được gặp mẹ từ khi mới lọt lòng, người bố cũng bỏ đi xây dựng cuộc sống mới. Mỗi năm chỉ về thăm cậu bé 2 lần là Tết nguyên đán và ngày sinh nhật. 

"Nếu như không có gì dịp gì quan trọng, bố sẽ không về thăm cháu", Zhengyang thở dài.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 17.

Mengyu và Zhengyang cùng tập luyện.

Những đứa trẻ sinh sống trong đoàn của Li rất thân thiết và gần gũi với nhau. Sau những giờ tập luyện, chúng cùng đập lưng nhau để xoa dịu sự căng thẳng. 

Khi Zhengyang tập luyện cùng Mengyu, thỉnh thoảng chúng vẫn mỉm cười trò chuyện nhưng khuôn mặt vẫn nhăn nhó vì sự nỗ lực của cả hai. 

"Ở đây không có gì xấu cả, cháu có rất nhiều bạn, ít nhất cháu không cô đơn", Zhengyang nói. Cậu bé thích những câu hỏi về môn khoa học, lịch sử và tò mò nhiều thứ trên thế giới.

Mặc dù có nhiều sở thích và có đầu óc không ngừng tò mò nhưng Zhengyang vẫn xem nhào lộn là con đường tương lai của mình: "Ngay cả khi vào đại học, cháu vẫn sẽ theo công việc này. Cháu không thể bỏ cuộc nửa chừng... 

Nếu cháu từ bỏ mọi thứ, thì những cố gắng của cháu sẽ như công dã tràng. Cháu sẽ cảm thấy rất tồi tệ". 

Vợ của Li nói rằng, mọi thứ đều có cái giá của nó, việc biểu diễn liên tục như thế sẽ khiến Zhengyang mệt mỏi và ảnh hưởng đến việc học của cậu bé.

Những đứa trẻ kiếm sống bằng nghề nhào lộn ở Trung Quốc: Không gia đình, không được đến trường nhưng không thôi hy vọng - Ảnh 18.

Khi Zhengyang và Mengyu được hỏi rằng: "Các cháu có ước mơ nào nữa không?". Zhengyang nói: "Cháu có ạ, có rất nhiều. 

Nhưng không có cách nào để hoàn thành chúng trong cuộc đời này. Cháu muốn được du hành trong không gian một ngày"

Ngoài ra, Zhengyang cũng hy vọng có thể trở thành một nghệ sĩ nhào lộn chuyên nghiệp và có một đoàn riêng để cậu bé có thể tiếp tục thắp sáng ngọn đuốc mà thầy Li đã truyền cho cũng như muốn huấn luyện những nhân tài mầm non giỏi hơn cậu bé.

Cậu bé đã im lặng một lúc rồi nở nụ cười đượm buồn: "À còn nữa, nếu được, cháu sẽ đi tìm mẹ".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại