Những điều kỳ lạ và bí ẩn trong vũ trụ có thể bạn chưa biết (phần 2)

Kiều Anh |

Hành tinh khổng lồ nằm ở rìa Hệ Mặt trời liệu có tồn tại, vì sao sao Mộc có nhiều nguyên tố nặng hơn Mặt trời hay điều gì khiến một thiên hà không tạo sao mới trong suốt 10 tỷ năm… chỉ là một vài trong vô vàn câu hỏi về vũ trụ bí ẩn mà các nhà khoa học đang tìm lời giải đáp.

Một số nhà khoa học hiện cũng đang nghiên cứu về "Hành tinh thứ chín" trong giả thuyết và có thể sẽ mất hàng thập kỷ để tìm thấy nó nếu hành tinh này thực sự tồn tại. Thiên thể to lớn này, nếu tồn tại, có thể giúp giải thích chuyển động của một số vật thể trong Vành đai Kuiper - một vành đai gồm những vật thể được tạo thành chủ yếu từ băng nằm ngoài quỹ đạo sao Hải Vương.

Nhà thiên văn học Brown đã phát hiện ra một số vật thể lớn trong khu vực này thậm chí vượt quá cả kích cỡ của sao Diêm Vương.

Có lẽ, khi đó, công nghệ có thể trả lời rõ hơn về những bí ẩn của sao Hải Vương, chẳng hạn như tại sao hành tinh này tỏa nhiều nhiệt hơn lượng nhiệt mà nó nhận được, nhất là khi sao Hải Vương nằm quá xa Mặt trời. Các nhà khoa học muốn biết điều gì đang diễn ra trên hành tinh này bởi điều đó sẽ giúp lý giải sự chênh lệch nhiệt độ ảnh hưởng đến các quá trình thời tiết trên hành tinh.

Nhưng tại sao nếu trường hợp trên xảy ra, sao Mộc lại có nhiều nguyên tố nặng hơn và rắn hơn Mặt trời? Một giả thuyết được đặt ra là có thể bầu khí quyển sao Mộc được "làm giàu" bởi các sao chổi, thiên thạch và các thực thể rắn nhỏ mà nó hút vào bằng trường hấp dẫn của mình.

Nó không hình thành sao mới trong khoảng 10 tỷ năm và trở thành một thiên hà chết. Các nhà khoa học tin rằng NGC 1277 trở thành như vậy bởi nó di chuyển quá nhanh nên không thể "ăn" các thiên hà khác bằng lực hấp dẫn của mình. Thiên hà này đi qua không gian với tốc độ khoảng 3,2 triệu km/h. Nếu không có khí và bụi từ những thiên hà khác, NGC 1277 không hình thành sao nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại