Những con số thú vị về cách người Việt sử dụng các ứng dụng hẹn hò: Phần lớn người dùng Tinder không phải để kiếm người yêu

GIANG ANH |

Khảo sát của Decision Lab cho biết, 65% trong số 1012 người Việt Nam tham gia khảo sát đang sử dụng ít nhất một ứng dụng hẹn hò. Trong đó, Tinder ứng dụng hẹn hò phổ biến nhất, chiếm khoảng 22%. Theo sau là các ứng dụng nhắn tin như Zalo, Telegram…, chiếm khoảng 21%; Facebook Dating chiếm khoảng 17%.

Báo cáo gần đây về thị trường di động (State of Mobile 2022) của Data.ai cho biết, trong năm 2021, thế giới đã chi gần 4 tỷ USD vào các ứng dụng hẹn hò. Trong đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh và Trung Quốc là bốn thị trường có số lượng người chi tiêu vào nền tảng hẹn hò nhiều nhất năm 2021.

Trong khu vực ASEAN+6, báo cáo ghi nhận, năm 2021, người dùng ở cả Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Philippines chi nhiều nhất cho Tinder. Trong khi đó, Omi là hai ứng dụng hẹn hò được người dùng Malaysia bỏ tiền nhiều nhất, còn ở Indonesia là Tantan.

Những con số thú vị về cách người Việt sử dụng các ứng dụng hẹn hò: Phần lớn người dùng Tinder không phải để kiếm người yêu - Ảnh 1.

Xét theo số lượt tải về, năm 2021, Tinder cũng là ứng dụng được cả Singapore, Philippines và Việt Nam tải về nhiều nhất. Đối với Thái Lan và Malaysia, ứng dụng hẹn hò có lượt tải về cao nhất năm 2021 là Omi, và ở Indonesia là ứng dụng MiChat.

Phân tích sâu hơn về xu hướng sử dụng các ứng dụng hẹn hò ở Việt Nam, khảo sát của Decision Lab cho biết, 65% trong số 1012 người Việt Nam tham gia khảo sát đang sử dụng ít nhất một ứng dụng hẹn hò. Trong đó, Tinder ứng dụng hẹn hò phổ biến nhất, chiếm khoảng 22%. Theo sau là các ứng dụng nhắn tin như Zalo, Telegram…, chiếm khoảng 21%; Facebook Dating chiếm khoảng 17%.

Những con số thú vị về cách người Việt sử dụng các ứng dụng hẹn hò: Phần lớn người dùng Tinder không phải để kiếm người yêu - Ảnh 3.

Các ứng dụng hẹn hò phổ biến ở Việt Nam. Nguồn: Decision Lab.

Trong khi Tinder là sự lựa chọn yêu thích của thế hệ Y (những người được sinh trong khoảng 1981-1996) và người dùng ở các thành phố, thì các ứng dụng Nhắn tin phổ biến hơn một chút ở thế hệ Gen X (1965–1980) và Baby Boomers (1946-1964).

Đáng ngạc nhiên, người Việt sử dụng các ứng dụng hẹn hò như Tinder phần lớn để làm quen bạn mới, chiếm tỷ lệ 48%. Trong khi đó, mục đích hẹn hò hay tìm kiếm những mối quan hệ lâu dài chỉ chiếm lần lượt 39% và 35%. Ngoài ra, một số mục đích sử dụng ứng dụng hẹn hò khác cũng được chỉ ra như mở rộng mối quan hệ (34%), và tình một đêm (15%).

Về tần suất sử dụng, báo cáo đánh giá, người Việt sử dụng ứng dụng hẹn hò khá thường xuyên, với gần 30% số người tham gia khảo sát sử dụng mỗi ngày, 19% sử dụng với tần suất 2-3 lần/ tuần, 15% sử dụng với tần suất 6-7 lần/ tuần….

Báo cáo cũng cho biết, gần 60% người tham gia muốn trò chuyện tìm hiểu đối phương tối đa là 10 ngày trước khi quyết định có buổi hẹn hò đầu tiên. Trong khi đó, 1 tuần là khoảng thời gian trò chuyện trung bình trước ngày đầu hẹn hò ở Việt Nam.

Việc tác động của việc sử dụng các ứng dụng hẹn hò, nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) chỉ ra rằng, bên cạnh những tác động tích cực như giúp cho người dùng dễ dàng mở rộng mối quan hệ, gặp gỡ những người có chung sở thích, hay cho phép mọi người đánh giá một người nào đó trước khi đồng ý gặp mặt trực tiếp, các ứng dụng hẹn hò có thể đem lại không ít tác động tiêu cực.

Cụ thể, các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết, một số người cảm thấy lo ngại về những vấn đề như lừa đảo, rò rỉ thông tin hoặc quấy rối. Theo đó, những người này tin rằng, những nền tảng này tạo điều kiện cho những mối quan hệ hời hợt hơn là những mối quan hệ có ý nghĩa.

Theo báo cáo của Hội đồng Người tiêu dùng Na Uy năm 2020, các ứng dụng hẹn hò phổ biến trong đó gồm Tinder, Grindr, OkCupid…đã chuyển dữ liệu cá nhân của người dùng cho các công ty quảng cáo và tiếp thị – một hành vi vi phạm Quy định chung về quyền riêng tư dữ liệu (GDPR) của Liên minh châu Âu (EU).

Theo ước tính của FBI công bố vào hôm 17/2/2022 vừa qua , khoảng 24.000 người Mỹ đã mất 1 tỷ USD vào tay những kẻ lừa đảo trên Tinder.

Công ty Consumer Sentinel, một cơ sở cung cấp dữ liệu những chiêu trò gian lận và tội phạm công nghệ cao, cho biết thiệt hại từ các vụ lừa tình online đã tăng lên 547 triệu USD vào năm 2021, tăng từ 307 triệu USD vào năm 2020 và 202 triệu USD vào năm 2019.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại