Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê

TRỌNG TÙNG - NGUYỄN VƯƠNG - TRẦN LỘC |

Bên trong công trường khai thác quặng ở mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) là những máy móc, thiết bị khổng lồ nằm hoen rỉ sau hàng chục năm bị bỏ không.

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 1.

Ghi nhận của PV VTC News những ngày trung tuần tháng 10/2023, giữa một vùng đất rộng lớn ở ven biển Thạch Hà (Hà Tĩnh) là công trường bị bỏ hoang của dự án mỏ sắt Thạch Khê với nhiều hạng mục nhà xưởng, máy móc... phơi nắng phơi sương, hỏng hóc và hoen rỉ.

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 2.

Cổng vào công trường đóng cửa suốt nhiều năm, hoang phế, cánh cổng rỉ sét, cây dại dăng dăng. Các chữ ghi thông tin trên cổng chữ còn chữ mất, rêu phong phủ kín.

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 3.
Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 4.
Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 5.

Bên trong công trường là 4 máy xúc khổng lồ với giá nhiều tỷ đồng được Công ty CP sắt Thạch Khê trang bị để phục vụ việc khai thác quặng. Tuy nhiên, sau nhiều năm những cố máy này đều bị hoen rỉ, xuống cấp.

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 6.

Các tòa nhà điều hành, công xưởng hoang tàn, rỉ sét, những mái tôn lung lay và chực rơi bất cứ lúc nào…

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 7.

Những trang bị, máy móc hiện đại bị bỏ phơi sương phơi nắng nay hoen rỉ cùng thời gian. Đánh giá theo cảm quan bên ngoài thì những máy móc này khó có khả năng sửa chữa, phục hồi.

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 8.
Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 9.
Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 10.

Những ống nước khổng lồ từng được dùng để phục vụ khai thác quặng thì nay chỉ còn là một đống phế liệu, lá cây phủ kín sau 10 năm bị bỏ hoang hoá dưới những tán cây trong công trường mỏ sắt Thạch Khê.

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 11.
Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 12.
Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 13.

Những chiếc xe cẩu, máy xúc, xe chở nhiên liệu để phục vụ cho việc khai thác quặng nay cũng bị rỉ sét, hỏng hóc nghiêm trọng.

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 14.

Các kho vật tư luôn trong tình trạng cửa đóng then cài, mái tôn phía trên sau nhiều năm không được tu sửa trở nên xiêu vẹo.

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 15.
Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 16.
Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 17.

Quanh khu vực công trường dự án mỏ sắt Thạch Khê là những khối quặng đủ kích cỡ nằm vương vãi khắp nơi.

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 18.

Nằm cách khu vực công trường khai thác không xa là một hồ nước lớn và sâu được tạo ra từ hoạt động thăm dò, thai thác quặng cách đây hơn 10 năm.

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 19.

Trong vòng bán kính 3km xung quanh công trường mỏ sắt Thạch Khê, từ cảnh vật đến cơ sở hạ tầng, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đến cuộc sống sinh hoạt của người dân… đều thiếu sức sống, xơ xác, hoang vắng... Hàng trăm héc ta đất phía trên khu vực moong mỏ xuất hiện tình trạng hoang hóa, đất đai cằn cỗi, nhiều nhà cửa bị bỏ hoang nhếch nhác. Nhiều bãi rác sinh hoạt lớn mọc lên trên khu vực khai thác mỏ sắt.

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 20.
Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 21.
Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 22.

Một số hộ dân vì mưu sinh vẫn cố canh tác trên những cánh đồng ven mỏ sắt để kiếm thêm thu nhập nhưng bấp bênh vì không có hệ thống tiêu nước dẫn đến ngập úng khiến hoa màu thường chết, năng suất không cao.

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 23.

Bà Đồng Thị Trọng (63 tuổi, trú xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà) cho biết, dân ở đây rất khổ, dù đã có đất tái định cư nhưng số tiền đền bù rất thấp, so với bây giờ thì chả làm được gì. Hàng chục năm nay, vợ chồng bà vẫn cố bám trụ để sống tại ngôi nhà cấp 4 nằm trong vùng quy hoạch khai thác của mỏ sắt Thạch Khê.

Những cỗ máy hoen rỉ trong đại công trường múc quặng ở mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 24.

Nguồn nước sinh hoạt của người dân nhiễm phèn nghiêm trọng. Để có nguồn nước sạch, người dân phải lọc qua nhiều lần bằng bể lọc, sau đó khử khuẩn qua máy lúc này nước mới có thể sử dụng. Cuộc sống kiểu thiếu tốn đủ bề, kinh tế sụt giảm và rơi vào cảnh sống "treo", "đi không được, ở cũng chẳng xong" khiến hầu hết người dân trong vùng ảnh hưởng của dự án Thạch Khê đều mong muốn phải dừng hoạt động mỏ sắt này để họ được yên ổn làm ăn.

Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (mỏ sắt Thạch Khê) do Công ty CP sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh hơn 14.500 tỷ đồng. Năm 2009, Dự án triển khai rầm rộ để thử nghiệm công nghệ và bóc đất tầng phủ. Mục tiêu của TIC là đầu tư khai thác mỏ sắt Thạch Khê để cung cấp quặng sắt trước hết cho nhu cầu luyện thép trong nước và dành một phần xuất khẩu, sau đó sẽ đầu tư và vận hành nhà máy luyện phôi thép…

Từ năm 2009-2011, TIC triển khai thực hiện thử nghiệm công nghệ và bóc đất tầng phủ được khoảng 12,7 triệu m3, khai thác đến độ sâu -34m so với mực nước biển. Quá trình này chủ đầu tư thu về được 3.000 tấn quặng.

Ngày 11/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Thông báo số 64/TB-VPCP, chỉ đạo dự án tạm dừng hoạt động khai thác với lý do: "Quá trình triển khai còn nhiều bất cập, bộ máy tổ chức chưa hợp lý, triển khai dự án chưa bài bản, trình tự về đầu tư xây dựng chưa triển khai đúng, để xảy ra tình trạng chậm, kéo dài, huy động vốn cho Dự án thấp… yêu cầu TIC dừng thực hiện bóc đất tầng phủ để hoàn thiện thủ tục pháp lý của Dự án, tái cơ cấu lại doanh nghiệp, thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định cư".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại