Trên các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại ví dụ như T-72B3 của Nga, vỏ giáp bảo vệ của chúng là sự kết hợp giữa giáp phản ứng nổ cùng giáp lồng cho khả năng chống chịu đạn xuyên rất tốt.
Mặc dù vậy trên chiến trường Syria, do điều kiện khó khăn mà binh lính nước này đã sáng tạo ra những bộ giáp tự chế rất độc đáo, có thể được cấu thành từ gạch, đá, bê tông...
Bài bản hơn hẳn là phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 Mahmia, khi chiếc chiến xa được bao bọc kín các mặt bởi bộ giáp tự chế dạng lồng thép.
Trước kia có quan điểm cho rằng tác dụng chính của giáp lồng là kích nổ sớm đạn xuyên lõm, khiến luồng xuyên bị phân tán và không thể gây hại cho giáp chính.
Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng sau khi bị kích nổ thì luồng xuyên vẫn đục thủng được tới vài chục cm thép cán, cho nên tác dụng thực sự của giáp lồng chính là xé rách luôn quả đạn bay tới.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 Mahmia thế hệ 2 của Quân đội chính phủ Syria, về cơ bản thì bộ giáp lồng của nó không có quá nhiều nét khác biệt so với đời đầu.
Bộ giáp phụ này được cho là đã giúp nhiều chiếc chiến xa tránh khỏi bị phá hủy sau khi trúng đạn xuyên lõm RPG-7 hay thậm chí là tên lửa chống tăng BGM-71 TOW.
Một chiếc xe tăng T-72 Mahmia với phần giáp lồng che kín cả đỉnh tháp pháo, có lẽ kíp xe này lo sợ vũ khí tấn công theo kiểu đột nóc như tên lửa FGM-148 Javelin.
Bộ giáp này khiến những chiếc T-72 Mahmia trông không khác gì một lô cốt di động trên chiến trường, tuy nhiên cách làm trên cũng khiến xe trở nên nặng nề và kém linh hoạt đi nhiều.
Một gói nâng cấp đơn giản hơn dành cho các cỗ chiến xa T-72 của Quân đội chính phủ Syria chính là phiên bản T-72 Shafrah (Razor), nó đã loại bỏ giáp lồng và chỉ tích hợp thêm các phiến thép dạng mái ngói quanh tháp pháo.
Đặt cạnh biến thể cơ bản T-72AV mà Quân đội Syria đang còn rất nhiều trong trang bị thì rõ ràng T-72 Shafrah II/III chỉ được xem như một biện pháp "chữa cháy" tạm thời.
Phần giáp phụ bổ sung này bị nhận xét rằng gần như không có khả năng ngăn chặn hiệu quả luồng xuyên từ đạn chống tăng dạng nổ lõm truyền thống.
Dĩ nhiên khi gặp phải đạn xuyên động năng (đạn pháo dưới cỡ nòng" thì các tấm thép được lắp ghép một cách tạm bợ này gần như hoàn toàn vô tác dụng.
Nhưng dù sao đi nữa, chí ít thì biện pháp gia cường cho xe tăng, thiết giáp này cũng mang lại hiệu quả không nhỏ về mặt tinh thần cho các binh sĩ điều khiển.
Họ có thể sẽ nghĩ rằng mình đang được bảo vệ tốt hơn so với tình trạng "đầu trần" ra trận, tinh thần của binh sĩ nhiều khi lại đóng vai trò quan trọng hơn cả trang bị.
https://anninhthudo.vn/quan-su/anh-nhung-chiec-xe-tang-t72-duoc-do-che-vo-giap-sieu-doc-dao-cua-quan-doi-syria/803431.antd