Bức ảnh nhà vật lý lý thuyết người Đức - Albert Einstein tươi cười đạp xe giữa một vụ nổ hạt nhân trên thực tế chỉ là “hàng giả”. Ảnh: Reddit
Nó được kết hợp khéo léo giữa tấm hình chụp ông đạp xe trong khuôn viên nhà riêng… Ảnh: Reddit
… Cùng bức ảnh vụ nổ thử nghiệm 4 bom hạt nhân tại bang Nevada, Mỹ vào năm 1962. Ảnh: Wikipedia
Bức ảnh này ghi lại khuôn mặt đầy hiếu kỳ của những người đàn ông khi lần đầu tiên được nhìn thấy phụ nữ mặc quần ngắn. Thậm chí người đăng tải bức ảnh này còn hài hước mô tả “đôi chân dài” của hai cô gái khiến tài xế ô tô cũng mất tập trung.
Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là một cảnh được dàn dựng, vì vào năm 1937, quần sooc không hề phổ biến. Một chi tiết đáng chú ý hơn, chiếc ô tô cũng hoàn toàn không bị một vết trầy xước nào, dù đâm trực diện vào cột điện. Ảnh: Toronto History.
Tấm hình này khiến nhiều người tin rằng ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, nhà sản xuất âm nhạc người Anh - David Bowie thực sự đang chụp ảnh cùng thủ lĩnh của ban nhạc rock Motorhead - Lemmy. Ảnh: imgur.
Tuy nhiên, nó chỉ là sản phẩm cắt ghép từ bức ảnh Lemmy chụp chung cùng bạn gái. Ảnh: Getty Images.
Trong cuộc nội chiến Mỹ, hình ảnh lẫy lừng, bất khả chiến bại của vị tướng Ulysses S. Grant được chụp trong bầu không khí tự hào như là một thứ “vũ khí”, cổ vũ tinh thần những người lính. Mặc dù vậy, nó chỉ là “hàng fake”, được cắt ghép từ 3 bức ảnh khác. Ảnh: Wikipedia
ức ảnh đầu tiên sử dụng khuôn mặt thật của tướng Ulysses S. Grant. Ảnh: Wikipedia
Cơ thể và con ngựa được “mượn” của Tướng Alexander McDowell McCook. Ảnh: Wikipedia
Phần hình nền ghi lại khoảnh khắc tập trung của các tù nhân của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ trong những năm nội chiến. Ảnh: Wikipedia
Nhiều người tin tưởng rằng đây là bức ảnh ghi lại “chân dung” của chiếc xe cứu thương đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, chiếc xe chuyên dụng được coi như xe cứu thương đầu tiên thực tế là thiết kế của một bác sĩ người Pháp - Dominique Jean Larrey - sau vụ cháy thảm họa tại Vienna Ringtheater năm 1881. Ảnh: Wikipedia
Đây được coi là bức chân dung nổi tiếng nhất của Tổng thống Mỹ - Abraham Lincoln. Tuy vậy, thực tế chỉ có 1/8 bức ảnh này thuộc về ông. Nó được ghép từ một bức ảnh khá nổi tiếng khác. Ảnh: Library of Congress.
Bức ảnh gốc thuộc về chính trị gia nổi tiếng tên là John Caldwell Calhoun. Điều khá thú vị ở hai bức ảnh trên là, trong khi Abraham Lincoln luôn lên tiếng chống lại chế độ nô lệ, thì Calhoun lại khá ủng hộ nó. Ảnh: Getty Images.
Bức ảnh này từng gây hiểu lầm trong suốt nhiều năm liền. Trong khi nhiều người luôn tin đây là chân dung của Paganini, nghệ sĩ violin vĩ đại nhất trong lịch sử, thì thực tế, người trong bức ảnh là Giuseppe Fiorini, một nhà sản xuất violin. Ảnh: Wikipedia.
Bức ảnh do cặp anh em họ Elsie Wright và Frances Griffiths đã thu hút sự chú ý của vị nhà văn Arthur Conan Doyle. Ông tin rằng hai anh em trên đã may mắn ghi lại được tấm hình cùng các nàng tiên nữ nhỏ. Thậm chí, còn dùng nó làm bìa sách minh họa.
Tuy nhiên, sau đó, tác giả bức ảnh đã lên tiếng khẳng định chúng chỉ là giả. Họ đã tận dụng việc cắt ghép các hình tiên nữ từ một cuốn sách nổi tiếng dành cho thiếu nhi để tạo nên tác phẩm này. Ảnh: Wikipedia.
Cờ chiến thắng của Hồng quân Liên Xô cắm trên Nhà Quốc hội Đức Reichstag năm 1945.. Hầu hết mọi người đều có thể phát hiện đây là một bức ảnh cắt ghép. Tuy nhiên, trên thực tế, bức ảnh còn một chi tiết khá thú vị khác, chính là ở cánh tay phải của người lính ôm chân người cầm cờ. Ảnh: East News.
Trong bức ảnh gốc, người này đang đeo hai chiếc đồng hồ. Tuy nhiên, vì bị nhận định là “đồ ăn trộm”, nên sau đó, chiếc đồng hồ ở cánh tay phải đã bị xóa đi. Ảnh: imgur.
Bức ảnh gây xôn xao một thời chụp lại khoảnh khắc thân mật giữa minh tinh một thời Marilyn Monroe và cựu Tổng thống John Kennedy thực tế là tác phẩm dàn dựng bởi Alison Jackson, nổi tiếng với các tấm hình chụp lại những người sở hữu khuôn mặt giống nhân vật nổi tiếng. Ảnh: Alison Jackson.