Ngôi làng trên đảo Java này đã triển khai một nhóm "ma" để tuần tra trên đường phố, hy vọng rằng tín ngưỡng lâu đời sẽ giúp mọi người ở trong nhà và tránh xa việc tụ tập để an toàn trước đại dịch Covid-19.
"Chúng tôi muốn có điều gì đó khác biệt và tạo ra hiệu ứng nhằm răn đe mọi người không ra khỏi nhà vì "pocong" - miếng vải liệm xác chết - trông thật "ma quái và đáng sợ" - anh Anjar Pancaningtyas, người đứng đầu một nhóm thanh niên làng phối hợp với cảnh sát thực hiện sáng kiến độc đáo này, nói như vậy.
Được biết đến với cái tên "pocong", đây là những hình thù ma quái thường được bọc trong những tấm vải liệm trắng với khuôn mặt trắng bệch cùng đôi mắt viền đen. Trong văn hóa dân gian Indonesia, họ đại diện cho linh hồn không siêu thoát được của người chết.
Khi mới bắt đầu xuất hiện vào tháng 4- 2020, chúng lại gây tác dụng ngược. Thay vì giữ mọi người ở trong nhà, người dân lại tò mò ra đường để tìm cách nhìn lén những bóng ma.
Kể từ đó, ban tổ chức đã thay đổi chiến thuật, tung ra các cuộc tuần tra "pocong" bất ngờ với các tình nguyện viên trong làng đóng vai những "con ma".
Người dân Vũ Hán vẫn hạn chế ra đường sau dịch Covid-19. Ảnh: Reuters
Tổng thống Joko Widodo không phong tỏa quốc gia để kiềm chế việc lây lan virus SARS-CoV-2, thay vào đó ông kêu gọi mọi người thực hành giãn cách xã hội và giữ vệ sinh tốt.
Tuy nhiên, Indonesia có tỉ lệ tử vong do dịch Covid-19 cao nhất ở châu Á sau Trung Quốc. Một số cộng đồng - chẳng hạn như làng Kepuh - đã quyết định áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn bằng các cuộc tuần tra "ma quái", phong tỏa và hạn chế di chuyển ra khỏi làng của họ.
"Người dân vẫn thiếu nhận thức về cách ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch Covid-19. Họ muốn sống như bình thường nên rất khó để họ có thể tuân theo các chỉ dẫn ở nhà" - trưởng làng Priyadi cho biết.
Một số người dân Vũ Hán vẫn mặc đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn sau dịch. Ảnh:Urdu Point
Ở Indonedsia, hiện có 4.241 người được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2 và 373 trường hợp tử vong với những lo ngại con số sẽ tiếp tục tăng lên đáng kể.
Các nhà nghiên cứu tại ĐH Indonesia ước tính vào tháng 5-2020 có thể có 140.000 trường hợp tử vong và 1,5 triệu trường hợp nhiễm, nếu không có sự kiềm chế tốt hơn trong việc di chuyển của dân chúng.
Phóng viên hãng tin Reuters gần đây đến thăm làng Kepuh, chiến lược "siêu nhiên" dường như đang phát huy tác dụng, dân làng cảm thấy hoảng sợ khi những "con ma" này xuất hiện.
"Kể từ khi pocong xuất hiện, cha mẹ và trẻ em đã không rời khỏi nhà của họ. Mọi người không tụ tập hoặc ở lại trên đường phố sau những lời cầu nguyện buổi tối" - cư dân Karno Supadmo nói.