Những kỳ quan nổi tiếng như tháp Eiffel, tượng Nữ Thần Tự Do hay tháp nghiêng Pisa.. hầu như ai cùng biết vì chúng đã quá nổi tiếng rồi. Nhưng nếu dành thêm thời gian để tìm hiểu sâu hơn về những biểu tượng đó, bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều điều bí ẩn được giấu bên trong chúng
1. Dây xích bị bẻ gãy dưới chân Tượng Nữ Thần Tự Do
Tượng Nữ Thần Tự Do (Statue of Liberty) do người dân Pháp trao tặng cho người dân Mỹ nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày nước Mỹ ký kết bảng Tuyên Bố Ðộc Lập năm 1886.
Suốt hơn 124 năm qua, bức tượng được xem là biểu trưng cho sự tự do, dân chủ và bãi bỏ chế độ nô lệ ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Đó là lý do tại sao chiếc dây xích bị đứt lại xuất hiện ở dưới chân bức tượng. Tuy nhiên, rất nhiều khách du lịch tới đây tham quan thường không bao giờ để ý tới điểm đặc biệt này.
2. Phiên bản trẻ của nàng Mona Lisa (Mona Lisa vùng Isleworth)
Bên cạnh kiệt tác Mona Lisa, các chuyên gia mỹ thuật còn phát hiện một bức họa về một nàng Mona Lisa khác, sau này được gọi là Mona Lisa vùng Isleworth.
Chuyên gia cho rằng chính Leonardo da Vinci đã khắc họa chân dung một nàng Mona Lisa trẻ trung, tươi vui hơn khoảng 10 năm trước khi cho ra đời tác phẩm kinh điển Mona Lisa danh đang được trưng bày tại bảo tàng cung điện Louvre ở Paris (Pháp).
Bức Mona Lisa vùng Isleworth có tông màu sẫm hơn và có vẻ chưa hoàn chỉnh so với tác phẩm đã được công chúng biết đến.
3. Ngọn núi Matterhorn ở Disneyland
Ngọn núi Matterhorn ở Disneyland được dựng mô hình và đặt theo tên một ngọn núi thuộc dãy Alps ở biên giới giữa Thụy Điển và Ý. Đây là ngọn núi giả có trò chơi tàu lượn chạy quanh ở Disneyland.
Bên trong ngọn núi có một kiến trúc giống như phòng gác mái được dùng làm nơi nghỉ chân cho những người leo núi. Tại đây, họ có thể chơi bóng rổ hay làm bất cứ điều gì mình thích.
Những người leo núi và các diễn viên đóng vai các nhân vật của Disney thường dùng sân bóng rổ và khu vực xung quanh để chuẩn bị kế hoạch leo núi tiếp theo hoặc để giết thời gian khi gặp thời tiết xấu.
4. Diện mạo nguyên bản của tượng Nhân sư
Tượng Nhân sư lớn ở Giza là bức tượng lâu đời nhất trên thế giới. Không giống như những gì chúng ta thấy ở bức tượng hiện tại, tượng Nhân sư được trang trí với màu sơn sáng và có đầy đủ mũi và râu.
Hai bộ phận này hiện vẫn được lưu giữ tại các bảo tàng ở Anh và Ai Cập. Một số chuyên gia tin rằng tượng Nhân sư nguyên gốc chỉ có đầu sư tử còn mặt người rấy lâu sau đó mới được khắc lên.
Điều này lý giải tại sao lại có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ giữa phần thân khổng lồ với phần đầu nhỏ hơn.
5. Ai là người xây dựng tháp nghiêng Pisa
Tháp nghiêng Pisa nổi tiếng chứa đựng trong nó rất nhiều bí mật. Ai cũng biết về độ nghiêng của nó nhưng không ai biết thực sự ai là người đã xây dựng ngọn tháp có 1 không 2 này.
Các nhà sử học cho rằng ngọn tháp có tuổi đời ngót 200 năm này được phát triển và xây dựng bởi kiến trúc sư Bonanno Pizano.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến nghiêng về giả thiết cha đẻ của tháp nghiêng Pisa là ông Diotisalvi, người đã thiết kế nhà rửa tội với phong cách tương tự ngay bên cạnh ngọn tháp nghiêng nổi tiếng.
6. Khuôn mặt trong bức họa Danaë của Rembrandt
Rembrandt bắt đầu đặt bút vẽ bức Danaë 2 năm sau khi kết hôn với Saskia van Uylenburgh.
Họa sĩ này đã khắc họa chân dung của vợ trong rất nhiều tác phẩm của mình nhưng tại sao trong bức tranh này, khuôn mặt của Saskia lại khác lạ so với các tác phẩm từ những năm 1630 từ lâu vẫn luôn là một bí ẩn.
Hơn nữa, phong cách của bức tranh này gần hơn với rất nhiều tác phẩm của ông trong giai đoạn sau này. Chỉ mới gần đây, người ra mới tìm ra lời giải cho bí ẩn đó.
Khi sử dụng tia X để phân tích, các nhà khoa học mới phát hiện bức tranh đã bị sửa lại sau khi vợ danh họa qua đời.
Thời điểm này Rembrandt đang say mê một người phụ nữ khác tên là Geertje Dircx. Chính vì vậy, khuôn mặt của người phụ nữ trong bức tranh Danaë chính là sự kết hợp giữa các nét của người vợ quá cố và người tình hiện tại.
7. Tên của địa điểm thu hút khách du lịch nhất nước Anh – Big Ben
Thực ra, cái tên Big Ben không phải dùng để gọi cả tòa tháp trong Nhà Quốc hội Anh mà đó chỉ là tên đặt cho chiếc chuông lớn nằm trong đó.
Cho tới tận tháng 9/2012, kiến trúc này được gọi với cái tên chính thức là "Tháp chuông Lâu đài Westminster" và bây giờ được đổi thành "Tháp Elizabeth".
Hiện tại, không ai dám nói chắc cái tên Big Ben có nguồn gốc từ đâu. Có giả thiết cho rằng Big Ben là nickname của người công nhân đảm nhận việc đúc ra chiếc chuông. Trong khi, một giả thiết khác lại cho rằng chiếc chuông lớn được đặt theo tên của nhà vô dịch quyền anh hạng nặng Benjamin Count.
8. Màu sắc của cây cầu Golden Gate
Cầu Golden Gate là địa điểm được chụp nhiều nhất trên thế giới. Phải mất một thời gian dài cây cầu mới được phê duyệt và do Hải quân Hoa Kỳ xây dựng.
Ban đầu, phía Hải quân muốn sơn cầu bằng hai màu sọc đen và vàng để có thể dễ dàng nhìn thấy khi có sương mù.
Thế nhưng, cuối cùng, kiến trúc sư Irving Morrow, người đã thiết kế nên cây cầu huyền thoại đã thuyết phục quân đội sơn cầu bằng màu cam đậm, vừa đảm bảo chiếc cầu có thể được nhìn thấy dưới mọi điều kiện thời tiết vừa khiến nó trở nên nổi bật.
9. Bầu trời đỏ trong kiệt tác Tiếng Thét
Ít ai biết rằng kiệt tác Tiếng Thét (The Scream) của danh họa Edvard Munch ban đầu được đặt tên là Tiếng Thét của Thiên nhiên (The Scream of Nature).
Edvard Munch đã viết trong nhật ký của mình như sau:
"... bầu trời bỗng chuyển thành màu đỏ máu; tôi dừng lại, cảm thấy kiệt sức, dựa vào hàng rào và thấy máu và những vệt lửa trên vịnh hẹp màu xanh đen…"
Năm 2003, một nhóm các nhà thiên văn học đã đưa ra giả thuyết rằng bầu trời có màu đỏ tươi khiến người nghệ sĩ hoảng hốt đó là do núi lửa Krakatoa phun trào vào năm 1883.
Bụi núi lửa bay vào không khí dẫn đến hiện tượng hoàng hôn màu lửa diễn ra trên khắp thế giới suốt vài năm sau đó.