Câu chuyện về đề thi tuyển quan tòa của quốc vương
Xưa kia, có một vị vua nổi tiếng coi trọng chính nghĩa, chấp pháp nghiêm minh. Lần nọ, ông muốn tuyển chọn cho mình một quan tòa ưng ý để chấp pháp.
Bấy giờ, triều đình có 3 người tự tiến cử mình với nhà vua. Một người là quý tộc cung đình, người kia là võ sĩ dũng cảm từng cùng nhà vua nam chinh bắc chiến, người còn lại chỉ làm nghề thầy giáo bình thường.
Để tuyển chọn ra một người chấp pháp nghiêm minh nhất cho đất nước, quốc vương đã quyết định đưa ra một "đề thi" vừa dễ vừa khó. (Tranh minh họa).
Vào ngày ba ứng cử viên vào cung điện ra mắt, nhà vua đã dẫn họ tới bên một hồ nước. Khi đó, trong hồ có vài quả chanh đang trôi lơ lửng.
Nhà vua trước tiên hỏi người quý tộc: "Khanh thấy trong hồ tổng cộng có mấy quả chanh?"
Quý tộc đi gần tới hồ nước, đứng ở bên bờ và bắt đầu đếm. Sau đó người này tự tin trả lời: "Thưa bệ hạ, tổng cộng có 6 quả ".
Nhà vua không tỏ thái độ gì, tiếp tục hỏi võ sĩ một câu tương tự: "Trong hồ có mấy quả chanh đang trôi?"
Võ sĩ thậm chí chẳng tiến gần tới bên hồ mà trực tiếp đưa ra đáp án: "Thần cũng nhìn thấy 6 quả, thưa bệ hạ!".
Quốc vương vẫn không nói gì. Cuối cùng, ông hỏi người thầy giáo: "Còn khanh, khanh nghĩ trong hồ có mấy quả chanh?"
Người thầy giáo kia chưa vội trả lời, đi thẳng tới bên bờ hồ, cởi giày ra và bước và trong nước. Sau một hồi, ông cầm tất cả những miếng chanh ấy lên bờ và tâu với nhà vua: "Thưa bệ hạ, tổng cộng chỉ có 3 quả chanh. Vì những quả này đều đã bị cắt làm đôi".
Tới lúc này, quốc vương mới gật đầu: "Khanh chính là người biết thế nào là chấp pháp".
Sau cùng, vị vua nghiêm minh ấy để lại một lời nhận định: "Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, ta vẫn cần phải chứng minh. Bởi lẽ những gì ta đang nhìn thấy chưa chắc đã là chân tướng thực sự".
Nguyên lý tảng băng trôi và bài học "đừng vội phán xét"
Trong câu chuyện ấy, người quý tộc dù cho có đi tới bên hồ để đếm chanh, nhưng suy cho cùng cũng chỉ nhìn bề ngoài để đưa ra phán xét.
Còn người võ sĩ thì một mực tin vào kết quả của quý tộc, không hề kiểm chứng lại mà đã vội lấy đó làm đáp án của mình.
Thay vì làm theo hai nhân vật quyền cao chức trọng này, người giáo viên bình thường lại chọn cách tự mình thể nghiệm, đích thân xuống hồ nhặt từng miếng chanh để đưa ra đáp án chính xác nhất.
Câu chuyện về "đề thi" tuyển chọn quan tòa trên đã cho chúng ta hiểu một chân lý: Mọi chuyện không thể chỉ nhìn qua loa rồi phán xét.
Đánh giá hời hợt về một người hay một sự việc nào đó sẽ khiến ta mất đi nhiều cơ hội thấu hiểu.(Ảnh minh họa).
Thành ngữ tiếng Anh có một câu: "Don’t judge a book by its cover", nghĩa là đừng đánh giá một cuốn sách dựa vào bìa của nó.
Nhà thơ nổi tiếng Robert Southey cũng từng nói: "Những người vội phán xét sự việc dựa trên những gì họ nhìn thấy sẽ chẳng mấy khi biết được bản chất của sự việc ấy".
Chân lý ấy tương tự như nguyên lý "tảng băng trôi" - một phần nổi, bảy phần chìm. Vì thế, nếu chỉ dùng mắt và cảm quan để đánh giá, thứ ta thấy được sẽ chỉ là phần nổi nhỏ nhoi, còn sự thật nằm ở phần chìm lại dễ dàng bị bỏ sót.
Chỉ tiếc rằng, chúng tôi trước nay luôn dễ dàng đưa lời phán xét về những việc mình chưa tỏ tường mà quên mất một điều: Thứ ta tận mắt nhìn thấy đôi khi cũng chưa phải là sự thật!