Chấm dứt tình trạng chạy doanh số dán thẻ thu phí không dừng Lại “đau đầu” khắc phục bất cập trong thu phí không dừng
Giá vé trên cao tốc thu phí kín được tính theo km thực tế lưu thông. Việc sử dụng vé tháng, vé quý gây mất công bằng. Trong khi phương tiện sử dụng vé lượt phải trả hơn 1.000 đồng/PCU/km thì phương tiện vé tháng, vé quý chỉ phải trả 400 - 600 đồng.
Mặt khác cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thu phí liên thông với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC quản lý), trong khi tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình không sử dụng vé tháng, vé quý dẫn đến không đồng bộ trong thu phí.
Từ sau 1/8, xe qua trạm thu phí sẽ không phải dừng lại mua vé bằng tiền mặt.
Phương tiện sử dụng vé tháng, vé quý vào được trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ nhưng không ra được tại làn thu phí không dừng tại các trạm của VEC. Nguyên nhân do các tài khoản ETC của phương tiện này hầu hết không đủ tiền thanh toán. Việc này dẫn đến ùn tắc giao thông và gây nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông tại các trạm thu phí khi chỉ có thu phí tự động không dừng. Từ phân tích trên, ông Oánh cho rằng, cần bỏ hình thức vé tháng, vé quý trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ để đảm bảo công bằng giữa các chủ phương tiện, góp phần lưu thông thông suốt hạn chế ùn tắc tại các trạm thu phí, nhất là khi chỉ có thu phí tự động không dừng.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tuyến Pháp Vân - Ninh Bình có 2 nhà đầu tư và thu phí liên thông nên là tuyến phức tạp nhất về xử lý công nghệ. Do tồn tại hình thức vé tháng, vé quý nên nhiều chủ phương tiện không có tiền trong tài khoản giao thông, gây khó khăn lớn trong xử lý tình huống. Nhà đầu tư cũng đã đề xuất không sử dụng vé tháng, vé quý trên tuyến cao tốc này. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng đây là đề xuất phù hợp. Đường cao tốc thu phí theo hình thức thu phí kín, tính tiền theo km xe chạy. Để công bằng với các tuyến cao tốc khác có thể nghiên cứu bỏ vé tháng, vé quý.
Cũng liên quan đến vấn đề thu phí, trong ngày 30/7, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, VEC và Công ty CP TASCO đã hoàn thành, đưa vào khai thác hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Trong đó, Nội Bài – Lào Cai là tuyến cao tốc đầu tiên không nằm trong hệ thống cao tốc Bắc - Nam phía Đông và là tuyến cao tốc nối miền ngược với miền xuôi duy nhất trên cả nước đưa vào vận hành hệ thống thu phí ETC, nhằm thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về áp dụng thu phí hoàn toàn tự động trước ngày 1/8/2022.
Đến thời điểm này, VEC đã lắp đặt hệ thống thu phí ETC tại tất cả 15 trạm thu phí trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đảm bảo năng lực thông hành hiện tại. Tương tự, sau hơn 50 ngày thi công, lắp đặt, vận hành thử nghiệm tại hiện trường, ngày 31/7, hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC) tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi chính thức đưa vào vận hành.
Với lưu lượng bình quân 5.000 - 6.000 lượt phương tiện/ngày đêm, tất cả 7 trạm trên tuyến hiện đã bố trí các làn thu phí ETC để đảm bảo phục vụ thông suốt lượng phương tiện lưu thông trên tuyến tại thời điểm hiện nay. Đại diện VEC cũng cho hay: "Kể từ ngày 1/8/2022, các phương tiện không dán thẻ ETC hoặc không nạp tiền vào tài khoản thu phí sẽ không được lưu thông vào đường cao tốc”.