Phương Mai (SV năm cuối ĐH Kinh tế Quốc dân) khi được hỏi về dự định sau buổi lễ tốt nghiệp, chia sẻ: "Em muốn học thẳng lên thạc sĩ, nhưng chưa được gia đình ủng hộ vì nhiều lý do. Bạn bè cũng bảo nên đi làm mấy năm rồi tính tiếp". Rất nhiều bạn trẻ có mong muốn như Mai, nhưng không đủ dũng khí để đi ngược lại những định kiến xã hội về tấm bằng thạc sĩ.
Tại các quốc gia phát triển, thạc sĩ và tiến sĩ được coi là những học vị danh giá không dễ gì có được. Theo thống kê năm 2016 tại Mỹ, quốc gia sở hữu hệ thống giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới với 322 triệu dân và 3,61 triệu tiến sĩ, chiếm khoảng 1,12% dân số; trong khi ở Việt Nam, tỉ lệ này là 0,027%.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động tới nhiều lĩnh vực, đặt ra yêu cầu phải có đội ngũ nhân lực trình độ cao, nắm vững kiến thức khoa học công nghệ cốt lõi và kỹ năng quản trị cơ bản. Đặc biệt, khi được cất nhắc lên vị trí quản lý, nhiều người cảm thấy thiếu tự tin bởi những kỹ năng không đủ đáp ứng công việc. Bởi vậy, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của đào tạo sau đại học ở Việt Nam.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu phải có đội ngũ nhân lực trình độ cao.
"Ra trường phải đi làm để kiếm tiền trước"
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành lên tới 60%. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả định kiến "ra trường phải kiếm được tiền ngay". Nhiều bạn trẻ cầm tấm bằng cử nhân loại giỏi nhưng chấp nhận đi chạy xe công nghệ, hoặc làm một công việc không liên quan đến chuyên ngành và "tạm hài lòng" với mức lương đủ sống.
Số khác hiểu được tầm quan trọng của học sau đại học, nhưng lại trì hoãn bởi tư duy "Đi làm trước, quay lại học thạc sĩ sau". Trên thực tế, quan điểm này khá đúng với một số ngành nghề như kinh doanh, marketing… Tuy nhiên, với các nhóm ngành đòi hỏi cao về năng lực nghiên cứu như Khoa học & Công nghệ, Y dược… thì việc học "liền mạch" là rất quan trọng.
Học viên không "bỡ ngỡ" khi quay lại giảng đường, việc học nối tiếp cũng mang lại hiệu quả tiếp thu cao hơn so với ngắt quãng. Đặc biệt, Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tạo điều kiện cho sinh viên năm cuối học thẳng lên thạc sĩ, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho học viên.
Nhóm ngành đòi hỏi cao về năng lực nghiên cứu thì việc học "liền mạch" là rất quan trọng.
"Học thạc sĩ trong nước thì không hiệu quả"
Học thạc sĩ ở nước ngoài là giấc mơ lý tưởng nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện bởi nhiều rào cản về khoảng cách, chi phí, thời gian…
Chất lượng đào tạo sau đại học tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ. Tại một số cơ sở tư thục như trường Đại học Phenikaa, chương trình được đổi mới không ngừng theo chuẩn quốc tế, học viên các ngành Khoa học và công nghệ sẽ được lĩnh hội kiến thức tiệm cận với trình độ các trường đại học hàng đầu trên thế giới như Viện công nghệ Massachusetts, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Bách Khoa Hà Nội…
Học thạc sĩ trong nước cũng có sự linh hoạt về thời gian và ngôn ngữ. Đặc biệt, chi phí học thạc sĩ tại Việt Nam cũng tiết kiệm hơn rất nhiều so với các chương trình du học.
Tại trường Đại học Phenikaa, chương trình được đổi mới không ngừng theo chuẩn quốc tế.
"Học thạc sĩ là rất tốn kém"
Do hàm lượng kiến thức và điều kiện giảng dạy cao hơn, chi phí đào tạo sau đại học luôn là rào cản lớn nhất với số đông người mới ra trường.
Nhằm hỗ trợ chương trình học sau đại học, nhiều trường công bố những chính sách học bổng hấp dẫn. Tại trường Đại học Phenikaa, các chương trình đào tạo tiến sĩ được miễn giảm 100% học phí. Nghiên cứu sinh còn có cơ hội nhận thêm học bổng trị giá 192 triệu khi làm việc toàn thời gian, hoặc 175 triệu khi làm việc bán thời gian với nhóm nghiên cứu của cán bộ hướng dẫn thuộc Trường đại học Phenikaa.
Với hệ thạc sĩ, nhà trường cũng tặng học bổng toàn phần cho 4 ngành đang rất "hot" là Kỹ thuật cơ khí động lực, Khoa học vật liệu, Kỹ thuật hoá học, Khoa học máy tính. Các nhóm ngành Sức khỏe, nhóm ngành Kinh doanh… học viên có thành tích tốt được nhận học bổng theo quy định của nhà trường.
Học viên tham khảo chính sách học bổng tại đây: https://saudaihoc.phenikaa-uni.edu.vn/