Nhiều người Trung Quốc thất nghiệp, đi bán hàng rong kiếm 70 triệu đồng/tháng: "Tôi không thiết làm nhân viên văn phòng nữa"

Tất Đạt |

Nghề bán hàng rong đang quay trở lại các thành phố lớn của Trung Quốc vì mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực đối với nhiều cư dân.

Xu hướng bán hàng quay lại

Chỉ hai tuần sau khi Linda Xiong bắt đầu đăng tải trực tuyến về trải nghiệm bán hàng rong của mình, khoảng 900 cư dân mạng có cùng chí hướng đã tham gia các cuộc trò chuyện nhóm mà cô tạo trên Xiaohongshu, nền tảng giống như Instagram của Trung Quốc.

Thảo luận về những địa điểm lý tưởng để dựng gian hàng trên đường phố và những mặt hàng được người qua đường ưa chuộng, một số người hy vọng sẽ kiếm được một công việc phụ sau giờ làm việc, trong khi những người khác muốn trở thành người bán hàng rong toàn thời gian.

"Tôi thực sự không muốn quay lại làm việc trong văn phòng", một người nói.

"Tôi vừa mất việc," một người khác nói.

Nhiều người Trung Quốc thất nghiệp, đi bán hàng rong kiếm 70 triệu đồng/tháng: Tôi không thiết làm nhân viên văn phòng nữa - Ảnh 1.

Cô Xiong đã trở thành người bán hàng rong vào năm 2020 khi Trung Quốc thúc đẩy "nền kinh tế bán hàng rong" để giải quyết tình trạng thất nghiệp trong những ngày đầu của đại dịch Covid-19. Gần đây, cô đã trở lại làm nghề này khi chính phủ trung ương bỏ chính sách Zero Covid.

"Chính phủ đang khuyến khích mọi người mở quầy hàng trên đường phố ở những khu vực được chỉ định. Vì vậy, tôi đã tiếp tục kinh doanh", người phụ nữ 31 tuổi chủ yếu bán đồ chơi đan tay gần các trung tâm mua sắm quanh Thượng Hải cho biết. "Cho đến nay, công việc này không tệ. Tôi có thể kiếm được 20.000 nhân dân tệ (khoảng 70 triệu đồng) mỗi tháng nếu tôi làm việc cả ngày."

Chính quyền thành phố Thượng Hải đã ban hành một kế hoạch chi tiết vào cuối tháng trước để cho phép các cá nhân thiết lập các quầy hàng ngoài trời một cách "có trật tự", trong bối cảnh các chính quyền địa phương trên khắp Trung Quốc đang nỗ lực kích thích nền kinh tế.

Động thái này diễn ra chỉ ba tháng sau khi thành phố Thượng Hải dỡ bỏ lệnh cấm đối với các quầy hàng ven đường trong một sửa đổi đối với các quy định về diện mạo thành phố. Trước đây, các quầy hàng rong bị cấm hoàn toàn và những người bán hàng rong bị coi là "trở ngại" do lo ngại về vệ sinh và mất trật tự.

Đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ thị trường việc làm và muốn theo đuổi một lối sống khác, nhiều cư dân thành phố, chủ yếu ở độ tuổi 20 và 30, đang chuyển sang đường phố để kiếm sống trong bối cảnh các chính sách nới lỏng của chính phủ.

Nhiều người Trung Quốc thất nghiệp, đi bán hàng rong kiếm 70 triệu đồng/tháng: Tôi không thiết làm nhân viên văn phòng nữa - Ảnh 2.

Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi 16-24 cũng duy trì ở mức cao 16,7% trong tháng 12, trong khi tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát chung ở thành thị là 5,5%.

Bất chấp sự phục hồi kinh tế từ mức thấp vào năm ngoái, nhiều người kỳ vọng thị trường việc làm sẽ khó khăn hơn khi con số kỷ lục 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng trong năm nay.

Nỗi lo thất nghiệp

Khoảng 47% trong số 50.000 công nhân văn phòng Trung Quốc được khảo sát bởi công ty tuyển dụng hàng đầu Zhaopin lo lắng rằng họ có thể mất việc trong năm nay, tăng từ 39,8% một năm trước, theo một báo cáo được công bố vào tháng trước.

Một số chuyên gia cho biết, mặc dù sự trở lại của các quầy hàng trên đường phố được kỳ vọng sẽ làm sôi động bầu không khí của thành phố và tạo ra việc làm, nhưng nó có thể thúc đẩy tăng trưởng đến mức nào và liệu nó có bền vững hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Giáo sư Shi Lei, từ Trường Kinh tế của Đại học Phúc Đán, cho biết việc bán hàng rong trên đường phố là "tái sử dụng không gian" khi màn đêm buông xuống và phương tiện giao thông vắng dần.

"Đó là một vấn đề cấp bách - thúc đẩy phục hồi kinh tế và kích thích chi tiêu - đối với mọi thành phố vào lúc này. Việc Covid-19 biến mất đã mang lại không gian tuyệt vời cho các quầy hàng trên đường phố", ông nói.

"Mặc dù bán hàng rong không phải là thứ mà thành phố có thể dựa vào để tăng trưởng kinh tế, nhưng chúng giúp cải thiện thu nhập của người dân, điều này rất quan trọng, đặc biệt là đối với những người đang phải đối mặt với việc giảm lương. Và quan trọng là chúng không gây gánh nặng cho chính phủ."

Nhiều người Trung Quốc thất nghiệp, đi bán hàng rong kiếm 70 triệu đồng/tháng: Tôi không thiết làm nhân viên văn phòng nữa - Ảnh 3.

Ông nói thêm rằng cái gọi là "kinh tế ban đêm", đặc biệt do giới trẻ thúc đẩy, có tiềm năng lớn và do nhận thức được nâng cao nên nó không gây ra nhiều vấn đề như đã thấy trong quá khứ, bao gồm cả gây hình tượng xấu đối cho hình ảnh của thành phố hay tích tụ rác thải.

Nhiều ông trùm của Trung Quốc ngày nay, chẳng hạn như Jack Ma và Liu Chuanzhi, từng mở các quầy hàng rong trên đường phố vào những năm 1980 và 1990, nhưng những công việc như vậy sẽ trở nên ít phổ biến hơn trong bối cảnh nỗ lực dọn dẹp các khu vực đô thị.

Với sự ủng hộ của Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhiều chính quyền địa phương, bao gồm cả Bắc Kinh và Thành Đô, đã đón nhận sự thúc đẩy từ "nền kinh tế hàng rong" vào năm 2020. Tuy nhiên, nó dần biến mất sau đó khi nền kinh tế đất nước phục hồi vào năm 2021.

Giáo sư Wang Hui, từ Cao đẳng Khoa học và Công nghệ Chiết Giang Tongji, cho biết trong khi sự trở lại của các quầy hàng trên đường phố mang lại sự hỗ trợ cho những người thiệt thòi về kinh tế và xã hội, nó có thể mang lại một loạt thách thức.

Bên cạnh sự bất cập của quy hoạch tổng thể và dịch vụ thị trường, "các cơ quan quản lý nhìn chung thiếu kiến thức, khả năng và thẩm quyền để tận dụng không gian đô thị, do đó dễ nảy sinh xung đột", ông lưu ý.

Ngoài ra cần có mức độ đồng nhất cao trong những gì được bán, cũng như những lo ngại về phí gian hàng cao.

Nhiều người Trung Quốc thất nghiệp, đi bán hàng rong kiếm 70 triệu đồng/tháng: Tôi không thiết làm nhân viên văn phòng nữa - Ảnh 4.

Theo quy định mới ở Thượng Hải, chính quyền quận sẽ chỉ định các khu vực công cộng – chẳng hạn như khu vực dành cho người đi bộ và không gian bên ngoài chợ thực phẩm – cho các quầy hàng tạm thời, nhưng các hạn chế vẫn sẽ được duy trì ở các khu vực quan trọng như xung quanh các con đường lớn, trường học và bệnh viện.

Alice Peng, chủ một cửa hàng trang sức ngọc trai trực tuyến và đã thử bán hàng rong vào ngày cuối tuần kể từ đầu tháng trước, cho biết: "Hầu hết các khu vực được chỉ định thu phí vài trăm nhân dân tệ một ngày cho mỗi gian hàng, đây là một chi phí khá lớn vì doanh thu của người bán có thể chỉ được vài trăm nhân dân tệ vào một ngày vắng khách".

"Nhưng nếu bạn đến những nơi miễn phí, thì không chỉ có khả năng bị quản lý đô thị xua đuổi mà còn không có nhiều khách hàng", chàng trai 28 tuổi nói.

Quản lý đô thị có mặt ở hầu hết các thành phố đại lục, và từ lâu đã nổi tiếng với những chiến dịch mạnh tay đối với những người bán hàng rong bất hợp pháp.

Nhiều người Trung Quốc thất nghiệp, đi bán hàng rong kiếm 70 triệu đồng/tháng: Tôi không thiết làm nhân viên văn phòng nữa - Ảnh 5.

Đối với Xiong, quản lý gian hàng là một công việc mệt mỏi, nhưng nó chắc chắn có giá trị của nó.

"Tôi kiếm được chưa đến 8.000 nhân dân tệ mỗi tháng từ công việc trước đây của mình và tôi phải chật vật mỗi ngày làm việc", Xiong, người từng là nhân viên thu ngân tại một công ty tư nhân, cho biết.

"Bây giờ thu nhập của tôi không ổn định - vào những ngày tồi tệ, nó có thể bằng 0, nhưng vào những ngày đẹp trời, tôi kiếm được hơn 1.000 nhân dân tệ... Tôi có nhiều tự do hơn. Tôi nghĩ công việc kinh doanh sẽ tốt hơn khi thời tiết ấm hơn," Xiong tự tin nói.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại