Một mảnh đời nghèo khó
Trong khu chợ rau ở thành phố nọ thường xuyên xuất hiện một bà cụ già, ngày nào bà cũng xách một cái túi đi nhặt rau hỏng, dập mà những người bán hàng bỏ đi. Cụ già này tên là Triệu Quế Chi. Người ở khu chợ này hầu như ai cũng biết đó là một bà cụ đáng thương.
Chồng mất sớm, một mình bà nuôi con trai khôn lớn. Anh con trai lấy vợ, một năm sau đó thì có con gái.
Thế nhưng khi đứa bé mới được 3 tuổi, con trai bà được chẩn đoán mắc hội chứng tan huyết gia đoạn cuối. Con dâu bà vì lẽ đó mà ly hôn, đứa trẻ được tòa tuyên ở với bố, dù sao người mẹ cũng không muốn nuôi con.
Kể từ đó, một mình bà Triệu chăm sóc cho cả nhà. Vì không có tiền, người con trai dù bệnh nặng nhưng cũng không được điều trị tử tế. Ba năm sau khi ly hôn, anh ra đi bỏ lại mẹ già và con nhỏ.
Bà Triệu tuổi đã ngoài 70, dù có muốn đi làm thuê cũng không ai nhờ. Không còn cách nào khác, bà đành phải đi nhặt phế thải bán lấy tiền lo cho hai bà cháu.
Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm, bà đã xách túi đến chợ rau nhặt rau hỏng, đó chính là thức ăn trong cả ngày của hai bà cháu.
Ban ngày, bà đi khắp các thùng rác trên đường phố bới chai lọ, những thứ có thể bán được tiền. Tối đến, bà thu gom tất cả những gì kiếm được trong ngày đi bán. Bận rộn cả ngày, nhiều nhất mỗi hôm cũng chỉ kiếm được 100 đồng, ít thì chỉ được hơn chục đồng.
Cứ như thế, hai bà cháu dựa vào nhau sống qua ngày. Điều người phụ nữ lam lũ này lo lắng nhất là không biết một ngày nào đó mình không còn, không biết cháu gái sẽ phải sống ra sao. Thế nên hy vọng lớn nhất của bà là có thể khỏe mạnh, sống thêm vài năm nữa.
Ảnh minh họa.
Buổi sáng sớm hôm đó, cô cháu gái đang học mẫu giáo nói với bà nội, rằng nhà trường bảo đóng học phí, số tiền là 500 đồng.
Bà Triệu lục tìm khắp các túi, thu gom từng đồng tiền lẻ, đếm đi đếm lại, xác nhận đủ 500 đồng mới đưa cho cháu và dặn cất cẩn thận không được làm rơi, đến trường phải nộp ngay cho cô.
Cô cháu gái gật đầu ngoan ngoãn rồi vui vẻ đi học.
500 đồng với người khác chẳng là gì nhưng với bà Triệu, đó là một số tiền phải vất vả cả nửa tháng mới kiếm được. Bà không biết mình có thể nuôi cháu đi học được đến lớp mấy nhưng trước mắt, được đến đâu hay đến đó, việc trong tương lai chẳng ai nói trước được.
Cuộc sống cứ thế trôi qua, ngày nắng cũng như mưa, nóng cũng như lạnh, ngày hai chiều bà Triệu mò mẫm ở những thùng rác hôi thối, hy vọng tìm được nhiều hơn những chiếc chai nhựa, bìa các tông…
Cả buổi trưa, bà chỉ nghỉ một lát, đủ thời gian để ăn hai chiếc bánh bao vừa lạnh vừa cứng rồi lại tiếp tục làm việc.
Một buổi chiều đã ngả về tối, trời khá lạnh, bà Triệu vác một bao đầy phế liệu đi bán. Vừa đi, bà vừa nhẩm tính thế nào cũng phải bán được 70-80 đồng.
Tuyết rơi mỗi lúc một dày, không biết từ lúc nào đã biến bà lão thành một khối điêu khắc trắng toát biết đi.
Bán hàng xong quay trở về nhà, bà Triệu bỏ 75 đồng vào túi, cảm thấy vô cùng mãn nguyện. Trời lúc đó đã tối dần, người đi đường mỗi lúc một vắng, phần lớn là những người đi làm về, nhà dân cũng lác đác lên đèn.
Bất chợt, bà nhìn thấy bên đường có một chiếc túi da màu đen đã bị tuyết phủ gần kín. Nếu không phải vì tuổi đã cao, không thể đi nhanh, bà cũng sẽ khó có thể phát hiện ra.
Ảnh minh họa.
Hành xử lương thiện
Nhặt chiếc túi lên, bà Triệu nhận thấy nó khá nặng. Phủi qua lớp tuyết bám trên bề mặt và mở ra xem, bà giật mình khi thấy bên trong có đến 100.000 NDT (khoảng 350 triệu đồng).
"Mất nhiều tiền thế này, chắc chắn chủ nhân của nó phải lo lắng lắm đây" – suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu bà lão nghèo khó.
Cầm chiếc túi chứa đầy tiền trong tay, bà không biết phải làm thế nào. Xem ra chiếc túi này chỉ vừa mới bị làm rơi thôi, nếu không nó đã bị tuyết phủ kín rồi. Nếu đã như thế, chủ nhân của nó nhất định sẽ quay lại tìm. Nghĩ thế, bà Triệu liền quyết định đến bên đường đợi.
Quả nhiên, khoảng hơn chục phút sau, một chiếc xe sang trọng chầm chậm lăn bánh trên đường. Người lái xe gặp ai đi qua cũng hỏi thăm, có vẻ như đang tìm gì đó. Khi đó, bà Triệu đã chú ý đến chiếc xe và người lái xe kia cũng đã nhìn thấy một bà lão đứng bên đường.
Lái xe tiến lại chỗ bà lão, người này hạ cửa kính xuống hỏi: "Bà ơi, bà đứng đây có thấy cái túi da nào không?"
"Túi da như thế nào, anh thử mô tả một chút đi", bà Triệu đáp.
Nghe vậy, người lái xe tỏ vẻ mừng rỡ, nói: "Đó là một chiếc túi da màu đen, to chừng này,…"
Vừa nghĩ, người này vừa miêu tả hết sức chi tiết về hình dạng chiếc túi. Bà Triệu nghe xong, khẳng định đây chính là chủ nhân của vật đánh rơi nên đã lấy chiếc túi ra trả cho anh ta.
Nhận lại túi, người này vui vẻ nhìn một lượt bên ngoài rồi mở túi ra xem. Đột nhiên, nụ cười trên môi anh ta vụt tắt, lạnh lùng nói: "Không phải chứ, trong túi của tôi có 200.000 NDT, sao bây giờ chỉ có 100.000 NDT?"
"Không thể nào, tôi không lấy từ đó ra dù chỉ một đồng. Tôi cũng mở chiếc túi ra xem nhưng không hề động đến số tiền bên trong. Nếu muốn lấy, tôi đã cầm chiếc túi đi rồi chứ không ở đây đợi anh", bà lão vội giải thích.
"Ai biết bà có ý gì, trong túi của tôi thiếu mất 10.000 NDT, không phải bà thì còn ai vào đây nữa?"
Người này cứ như thế đổ diệt cho bà Triệu lấy tiền, giải thích thế nào anh ta cũng không nghe. Tình huống này khiến bà lão lo đến phát khóc.
Bà móc tất cả các túi trên người, lấy ra 75 đồng đưa cho anh ta xem và nói, tôi nhặt phế phẩm cả ngày được bằng đây tiền, làm gì có 100.000 NDT nào như anh nói, anh có giết tôi, tôi cũng không thể nhận là đã lấy số tiền đó.
Giọng bà Triệu gần như cầu khẩn người kia, chỉ thiếu nước dập đầu trước anh ta. Khi đó, một cô gái chừng 20 tuổi che ô đi tới, nhìn thấy bà lão đáng thương liền hỏi: "Bố, có chuyện gì vậy, bà cụ này làm sao thế?"
Người đàn ông không nói gì, cô gái liền quay sang hỏi bà Triệu.
"Cô gái, là thế này, tôi vừa nhặt được chiếc túi da của bố cô bên đường. Tôi không lấy một đồng nào bên trong chiếc túi đó nhưng bố cô nói là thiếu mất 100.000 NDT. Cô gái, tôi thật sự không lấy tiền trong đó, nếu tôi nói sai, tôi sẽ bị sét đánh chết", bà Triệu giải thích, giọng khổ sở, van lơn.
"Bà ơi, bà không cần nói nữa, cháu tin lời bà, bố cháu đổ oan cho bà rồi", cô gái an ủi bà Triệu rồi quay sang nói với bố.
"Bố, bố làm sao thế, bố chưa già mà đã quên rồi sao. Chiều nay chẳng phải bố đã đi mua 110.000 tiền hàng chỗ ông chủ Lý sao, vậy thì 200.000 NDT giờ chỉ còn thừa 90.000 NDT thôi chứ?"
"Ôi đúng rồi, bố xin lỗi, bố quên mất, thật là, đúng là hồi chiều bố đã bỏ ra một khoản, trong túi chỉ còn lại 90.000 tiền mặt, vậy tại sao ở đây lại có thêm 10.000 NDT nhỉ?" – sau khi nghe lời con gái nói, người đàn ông bất chợt như nhớ ra điều gì đó, hiểu ý của con gái, ông ta xin lỗi bà Triệu.
Khi đó, cô gái lại nháy mắt bố hội ý, sau đó, người đàn ông rút trong túi ra 10.000 NDT nhét vào tay bà lão, nói: "Bà à, trong túi của tôi chỉ có 90.000 NDT, ở đây thừa ra 10.000 NDT này không phải của tôi. Tôi có bao nhiêu tiền sẽ lấy lại bấy nhiêu, không phải của tôi, tôi không lấy, bà nhận đi."
"Bà ơi, vậy cháu đi trước nhé, tuyết rơi dày rồi, bà mau về nhà đi", cô gái vui vẻ nói rồi lên xe đi với bố, để bà Triệu khi đó còn chưa kịp phản ứng gì bên đường.
Cầm 10.000 NDT về, khóe mắt cụ long lanh nước, cho dù là một đứa trẻ có lẽ cũng hiểu chuyện gì vừa xảy ra.
Trời đêm lạnh ngắt nhưng trong lòng bà Triệu cảm thấy ấm áp lạ thường. Về đến nhà, cô cháu gái chạy ra đón bà, hỏi: "Bà ơi sao hôm nay bà về muộn thế."
"Bà vừa gặp một người tốt, ông ấy gặp một chút rắc rối, bà đã giúp ông ấy một tay nên về muộn", bà Triệu trả lời cháu.
Cô cháu gái giơ ngón tay cái lên, nhoẻn miệng cười: "Bà thật cừ!"