Chắc hẳn bạn vẫn còn chưa quên câu chuyện hỏi mua quần áo online bị hot girl từ chối bán hàng vì cho rằng câu hỏi của khách thiếu "chủ ngữ", "vị ngữ" dù đã "ạ rõ to" ở cuối câu chứ?
Kết cục của câu chuyện ấy: Dân mạng đứng về phía người mua hàng online, chủ shop công khai xin lỗi vì cư xử "gắt" của mình.
Mới đây dân tình cũng chứng kiến một câu chuyện tương tự liên quan đến việc nói câu không có chủ vị. Bạn có nickneme H.D inbox cho người lạ hỏi thông tin một vị trí làm việc trong Vincom.
Tuy nhiên, câu hỏi của cô nàng bị người tiếp nhận cho là không có chủ vị và nơi làm việc không nhận những người như thế này.
H.D cảm thấy sốc và quyết định post bài cũng như ảnh chụp đoạn chat lên mạng để "kêu oan", muốn dân mạng nói lời công bằng: Là mình đã có câu hỏi mất lịch sự hay người của "bên kia" quá đáng?
Theo bạm, "chủ thớt" hỏi xin việc như thế này đã được chưa?
Lại một lần nữa câu chuyện về nói có chủ vị thu hút sự quan tâm của dân tình. Tuy nhiên lần này có vẻ như dân tình lại không đứng về phía của "chủ thớt".
Số đông cho rằng chữ "bạn ơi" trong câu nói của H.D là một cách xưng hô ngang hàng giữa bạn bè thân thiết, những người ở vị trí ngang nhau... chứ không được tính là chủ ngữ trong câu nói thể hiện sự tôn trọng và phép lịch sự tối thiểu giữa người đi xin việc với người tuyển dụng.
Dưới đây là quan điểm của dân mạng về câu hỏi của H.D:
MiMi: Giọng này chỉ lịch sự khi bạn nói chuyện với bạn bè hay là bạn mua hàng online thôi, còn xin việc thì đúng là đã thiếu lịch sự rồi.
Thiên Thanh: Ví dụ bạn nói câu đầu là "Cho mình hỏi" hoặc câu kết "Thời gian như thế nào vậy ạ?", nghe câu nói sẽ lịch sự hơn nhé bạn.
Thu Nguyễn: Xin việc mà làm như nói chuyện với bạn bè!
D.H: Nói chung là mình đọc cũng không hài lòng. Bạn xin việc bạn nên thể hiện làm sao bạn là người đang cần việc và tôn trọng người ta.
Bạn không sai nhưng bạn dùng câu mang tính khẩu ngữ, hời hợt. Bạn lên dùng câu mang tính văn viết thì oke hơn. Ví dụ: Anh chị cho em hỏi VinCom đang tuyển người phải không ạ?
Linh Hương: "Thời gian như thế nào đây?" là câu không chấp nhận được rồi top ạ. Bạn làm như bạn là bố người ta.
Phương Thảo: Like ngàn cái luôn, nhờ vả hay nói chuyện với người trên tuổi thì nên có chủ ngữ trong câu, hỏi như hỏi bằng vai phải lứa ấy, hình như các bạn trẻ bây giờ bị khá là nhiều.
Thanh Hoà: Mình 30 tuổi, đi nộp hồ sơ xin việc, luôn xưng em, một dạ hai vâng dù biết thừa bạn tuyển dụng kém tuổi mình nhiề.
Bạn nên rút kinh nghiệm chứ bây giờ quy ra ai lịch sự ai không, thì cơ hội cũng tuột khỏi tay bạn rồi.
Có rất nhiều người đang cần việc, ăn nói không khéo sẽ khiến cơ hội vụt khỏi tay? (Ảnh minh hoạ)
Trước những ý kiến yêu cầu rút kinh nghiệm trong ứng xử của dân mạng, H.D lên tiếng giải thích thêm: "Bạn ý đăng là có biết chỗ đó đang tuyển nhân viên và lương bao nhiêu đó, chứ bạn ấy không phhải là một nhà tuyển dụng đang tuyển.
Nếu mẩu tin đầy đủ thì mình đã gửi CV thẳng chứ không nhắn tin. Mình chỉ vào hỏi thêm thông tin thôi mà...".
Nhưng dù có giải thích như vậy, thì dân tình vẫn cho rằng H.D sai khi đối phương là người lạ, không phải bạn bè thân thiết nên không nên không thể tuỳ tiện gọi là "bạn ơi", thậm chí cũng cần xưng "chị" cho lịch sự, bởi đó là phép tôn trọng tối thiểu khi giao tiếp với người lạ.