Gần đây, một tin tức có lẽ khiến nhiều người bàng hoàng: Cảnh sát Nigeria đã giải cứu 19 phụ nữ khỏi một “nhà máy”. Họ bị lừa bán vào nơi này, bị buộc phải mang thai và sinh nở ở đây.
Những đứa bé đó sẽ được bán ngay khi sinh ra, bé trai có thể bán với giá 30 nghìn NDT (gần 100 triệu VND) còn bé gái chỉ gần bằng một nửa giá của bé trai. Do đó, nhà máy này còn có tên gọi khác là “Nhà máy sản xuất trẻ em”.
Một số phụ nữ trong nhà máy để kiếm sống nhưng nhiều người khác ở đây là do bị bắt cóc. Trong số họ, người trẻ nhất chỉ mới 15 tuổi và lớn nhất không quá 28 tuổi.
Một nạn nhân sau khi được giải cứu đã chia sẻ: “Bạn tôi nói với tôi rằng, ở đây cần người giúp việc gia đình. Nên tôi mới xoay sở vay mượn ở quê nhà mà lên đây. Một người phụ nữ đã đón tôi từ công viên đến chỗ này, cô ta bảo phải ở đây đủ một năm mới được rời khỏi”.
Vậy thì, ở đây các cô ấy sống như thế nào? Rất nhiều người dùng từ “ở tù” để mô tả điều này.
Đúng vậy, một khi đã bước chân vào “Nhà máy sinh nở”, những người phụ nữ hoàn toàn không được tự chủ quyết định điều gì. Họ sống trong một ngôi nhà rơm và ăn uống thì không phải lúc nào cũng được no bụng.
Những người phụ nữ Nigeria được giải cứu khỏi nhà máy sinh nở.
Ngày đầu tiên vào đây, điện thoại sẽ bị tịch thu. Vô số mảnh thủy tinh sắc nhọn được gắn trên các bức tường cao xung quanh, thậm chí gắn kín lưới thép. Cứ như thế, họ hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Họ chỉ có 1 việc duy nhất là “mang thai”.
Một số nạn nhân cho biết, họ bị buộc phải quan hệ với 7 người đàn ông trước khi mang thai. Sau đó, khi đã có thai chính là hoàn thành xong bước 1. Tiếp đó, một nghi phạm sẽ trở thành y tá theo dõi các nạn nhân cho đến khi sinh nở thành công.
Quá trình sinh nở cũng khó khăn không kém. Có người chỉ vừa mang thai đủ 7 tháng là bị buộc phải sinh ra. Những đứa trẻ đó thường không cần lo lắng “đầu ra”, người mua trẻ sơ sinh thường là các gia đình không có con hoặc là người yêu cầu giới tính cụ thể của đứa trẻ.
Ở đây, cuộc sống của những người phụ nữ bị hạn chế rất nhiều: Cưỡng bức - Mang thai - Sinh nở, và sau đó quá trình này lặp lại cho đến khi người phụ nữ không còn khả năng sinh sản nữa. Phạm vi hoạt động của họ bị giới hạn nghiêm ngặt, các kênh liên lạc bị chặn đứng. “Sinh nở” trở thành nhiệm vụ duy nhất của họ. Điều này khiến nhiều người liên tưởng đến bộ phim: “Chuyện người hầu gái”. Ngay cả khi những người phụ nữ ở cùng một phòng, họ cũng không được quyền nhìn nhau, nếu không họ sẽ bị móc mắt. Và một khi họ không còn khả năng sinh nở nữa, họ sẽ bị ném vào những vùng nhiều bức xạ chờ chết.
Trên thực tế, tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, Philippines là một trong số đó. Nhưng điều đáng kinh ngạc nhất là ở quốc gia này, bán con là ý định ban đầu của nhiều bà mẹ có con, và họ sẽ tự tìm đến các tổ chức để bán con.
Tại sao vậy?
Một trong những lý do đó là: Pháp luật Philippines không cho phép phá thai. Lý do tiếp theo là vì ở đây, mọi người hiếm khi kiểm soát việc mang thai. Theo thống kê, tại Philippines, 65% phụ nữ không sử dụng biện pháp tránh thai. Do đó, tỷ lệ sinh của họ tăng lên nhanh chóng và nhiều bà mẹ phải bán con qua các trung gian để kiếm tiền sinh sống.
Với nhiều người, con cái chỉ là công cụ để kiếm tiền.
Nếu “nhà máy sinh nở” ở Châu Phi là một nơi khép kín thì ở Philippines và thậm chí là cả Đông Nam Á, buôn bán trẻ em đã trở thành một mạng lưới đen tối lan rộng khắp cả nước. Trẻ em được sinh ra ở đây hầu hết được bán trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram và Facebook.
Một người mẹ tên Lucia đã bán đứa con đầu lòng của mình với giá 10 nghìn peso (gần 4,6 triệu VND). Vốn dĩ cô không muốn bán con nhưng đứa bé sinh non và mắc bệnh tim bẩm sinh. Các bác sĩ cho biết nếu muốn đứa bé lớn lên khỏe mạnh thì phải tốn rất nhiều tiền. Cô đã chạy vạy khắp nơi nhưng sau 3 tháng, cô đã thỏa hiệp. Sau khi từ tiền môi giới, cô chỉ nhận được một nửa số tiền bán con.
Và để kiếm được nhiều tiền hơn, nhóm người trung gian này bắt tay vào “sản xuất” em bé. Theo thị trường, những đứa bé mắt xanh sẽ được giá cao, do đó họ đã tìm những người đàn ông ngoại quốc để quan hệ với những người phụ nữ có nhiệm vụ sinh nở. Nếu may mắn, một đứa bé mắt xanh có thể bán với giá 100 nghìn peso (46 triệu VND), gấp 10 lần đứa bé bình thường.
Tuy nhiên, nếu đứa bé không thể bán được, nó sẽ bị ép trở thành “mại dâm trẻ em”. Theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 60 nghìn đến 100 nghìn trẻ em Philippines bị “mắc kẹt” trong thế giới mại dâm.
Các video khiêu dâm trẻ em được cảnh sát Anh tìm thấy trong máy tính của một kẻ ấu dâm.
Chính quyền Anh đã tìm thấy số lượng lớn video khiêu dâm trẻ em trên máy tính của một gã ấu dâm. Sau khi điều tra, nguồn gốc những video này đến từ Philippines. Đứa bé nhỏ nhất chỉ mới 5 tuổi.
May mắn là 19 người phụ nữ ở Nigeria đã được cứu thoát, nhưng những trường hợp tương tự vẫn đang lan rộng ở các quốc gia lạc hậu.
Nguồn: Sohu