Nhà máy bị động đất phá hủy, một năm sau Sony đã phục hồi mạnh mẽ

Du Lam |

Các nhà máy sản xuất cảm biến ảnh của Sony trên đảo Kyushu đã bị phá hủy sau trận động đất năm 2016, tuy nhiên những gì hãng điện tử Nhật Bản làm được khiến ai cũng phải thán phục.

Hai trận động đất mạnh năm 2016 khiến hòn đảo Kyushu, Tây Nam Nhật Bản, trở nên tan hoang. Nhiều người chết, hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh vô gia cư và chuỗi cung ứng toàn cầu cho smartphone và máy ảnh kỹ thuật số thêm thấm thía vai trò của Sony.

Nhà máy bị động đất phá hủy, một năm sau Sony đã phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 1.

Ông Kiromi Suzuki

Nhà máy Sony đặt tại đây có nhiệm vụ sản xuất cảm biến hình ảnh, con chip giúp cho các thiết bị có thể quay phim, chụp ảnh. Sony đã giao trọng trách cho kỹ sư Hiromi Suzuki, người có 33 năm kinh nghiệm, đi khắp đất nước để tìm ra những gì cần thiết để nhà máy hoạt động trở lại.

Một năm sau thảm họa, Sony đang đưa các cảm biến vào thực tế tăng cường, xe tự lái, robot nhà máy, drone… khi ngày càng nhiều cỗ máy dùng con chip để "nhìn" thế giới xung quanh. Kiểm soát gần một nửa thị trường, khách hàng bao gồm các ông lớn như Apple, Google, Nikon, Sony phát triển dựa trên công nghệ tiên phong những năm 1980 trên Handycam.

Ông Suzuki, 58 tuổi, người sở hữu một số bằng sáng chế về công nghệ cảm biến hình ảnh, cho biết máy móc sẽ sử dụng con chip nhiều hơn để lấy thông tin. Dù là Internet of Things, xe hơi hay tự động hóa trong nhà máy, khả năng giải thích hình ảnh sẽ là tính năng quan trọng, dẫn dắt tăng trưởng.

Nhóm của ông Suzuki đã phục hồi nhà máy tại tỉnh Kumamoto (trên đảo Kyushu) một tháng trước thời hạn, giúp CEO Kazuo Hirai tránh được tổn thất 540 triệu USD từ lỗ hoạt động dự kiến và quan trọng hơn, cho phép Sony duy trì thị phần. Damian Thong, nhà phân tích của Macquarie, nhận xét Sony đã xử lý sau động đất rất tốt, dù phải hi sinh cả việc kinh doanh máy ảnh riêng để bảo vệ khách hàng.

Nhà máy Kumamoto chịu hàng trăm trận động đất và dư chấn lớn nhỏ trong 3 ngày kể từ ngày 14/4 năm ngoái. Trận lớn nhất có cường độ 7,3 độ Richter, phá hủy cơ sở, làm hỏng trang thiết bị chuyên dụng như lò nung nóng và đập vỡ hàng ngàn tấm wafer trong các phòng.

Ông Suzuki cùng cộng sự giảm thời gian phục hồi từ 4 tháng còn 3 tháng. Sau khi khôi phục Kumamoto, Sony đang lên kế hoạch để chiếm hơn 49% thị phần. Camera kép, đang dùng trên iPhone 7 Plus và Huawei P9, trở thành đặc điểm nổi bật trên thiết bị di động, sử dụng nhiều cảm biến để tạo ra hiệu ứng xóa phông, khiến cho bức ảnh trở nên long lanh như chụp từ máy ảnh chuyên nghiệp.

Tetsuo Omari, nhà phân tích của Techno Systems, dự báo khi camera kép tăng trưởng, nhu cầu cảm biến hình ảnh cũng nhiều hơn. Ông ước tính giá trị thị trường tăng lên 12,7 tỷ USD vào năm 2020. "Câu hỏi là Sony xử lý đầu tư vốn như thế nào. Các nhà máy đang hoạt động hết công suất. Xây nhà máy mới có lẽ bất khả thi nhưng làm gì để tận dụng từ các nhà máy có sẵn".

Ngoài tăng số lượng camera trên điện thoại, sáng kiến mới của Sony nhúng bộ nhớ vào bên trong cảm biến máy ảnh, giúp thu được nhiều ánh sáng hơn, giảm hiệu ứng rung, cho phép các video quay siêu chậm quay được tới 1.000 khung hình/giây.

Công nghệ của Sony hiện đang được dùng trong các bảng điều khiển xe hơi cao cấp, nơi cảm biến theo dõi chuyển động tay để điều khiển nhạc, điều hướng GPS. Chuyên gia Thong tin tưởng cảm biến hình ảnh sẽ đóng vai trò chủ chốt trong thực tế tăng cường, được đồn là tính năng trung tâm trong iPhone 8. Năm 2015, Sony mua lại startup chuyên dựng mô hình 3D bằng cách dùng ánh sáng để đo khoảng cách.

Ông Sukuzi thực sự phấn khích về vai trò của cảm biến hình ảnh trong xe tự lái mà Sony đang hợp tác với Denso, đối tác cung ứng lớn nhất của Toyota. Chụp ảnh vào ban đêm khi đang di chuyển tốc độ cao phụ thuộc vào công nghệ bắt nguồn từ công trình của Suzuki những năm 1980.

"Chúng tôi có lịch sử 40 năm phát triển công nghệ từng chút một. Đó là thứ giữ chúng tôi đi trước mọi người khác", ông nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại