Nguyên nhân khiến Miura từng từ chối hàng trăm triệu của VFF

Trúc Nguyễn |

Khi bị sa thải sớm cách đây vài tháng, HLV Miura không nhận tiền bồi thường lên đến hàng trăm triệu, nguyên nhân thật sự là do đâu?

Thắng không kiêu - bại không nản, hăng say mà không cay cú, luôn luôn tôn trọng khán giả… là những đức tính dễ nhận ra ở nguời yêu thể thao Nhật Bản.

Đấy là kết quả đúc kết của nhiều nguyên nhân như bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa, tinh thần thượng tôn pháp luật… trong đó giáo dục giữ một vai trò quan trọng.

Cao hơn chiến thắng

Sách “Đạo đức của chúng ta” (Watashitachi nododoku) của học sinh tiểu học Nhật Bản có những trang cảm động về vẻ đẹp trong thi đấu thể thao. Chương “Quý trọng mạng sống” có bài CHIẾC HUY CHƯƠNG VÀNG CỦA LÒNG NGƯỜI viết về câu chuyện thể thao:

“Ngày 14/10 năm Chiêu Hòa thứ 37 (1964) cuộc đua thuyền buồm tranh huy chương vàng Olympic Tokyo được tiến hành ở một con sông tỉnh Kanagawa gặp thời tiết xấu.

Theo quy định, trên một chiếc thuyền có hai vận động viên. Chiếc Hayan của hai anh em Lars Kihel và Slig Kihel đội Thụy Điển đang hăng say vượt trên sóng cao để đuổi theo tốp đầu thì nhìn thấy chiếc Diablo của đội Australia bị sóng đánh ngã.


Với những người chứng kiến năm ấy, anh em nhà Kihel chính là Những người đàn ông của biển cả.

Ảnh mang tính minh họa.

Với những người chứng kiến năm ấy, anh em nhà Kihel chính là "Những người đàn ông của biển cả".

Ảnh mang tính minh họa.

Vận động viên Winter bị sóng ném văng ra ngoài, còn vận động viên Dow thì bám được vào cột buồm đang bị sóng đè nằm ngang.

Trước tình thế nguy hiểm, hai anh em nhà Kihel quyết định dừng đua, hướng thuyền về phía Winter, ném dây thừng kéo anh lên thuyền Hayan, chờ tàu cứu hộ đến phối hợp cứu Dow, rồi mới tiếp tục quay trở lại cuộc đua.

Họ chỉ về đích thứ 11. Nhưng đối với những người đến xem và đưa tin về cuộc đua thì anh em nhà Kihel chính là “Những người đàn ông của biển cả”.

Sáng hôm sau bài ký sự có tiêu đề “Cứu mạng người quan trọng hơn việc thắng thua” đã được đăng tải trang đầu nhiều tờ báo. Anh em nhà Kihel đã nhận được “Huy chương vàng của lòng người”.

Mồ hôi, nước mắt và nụ cười

Trong chương “Kết nối vòng tay bạn bè quốc tế” có bài “Peru đang khóc” viết về người thầy Nhật Bản của ĐTQG bóng chuyền nữ Peru.

“Kato Akira khi còn là một học sinh ở Nhật đã từng ước mơ trở thành một thành tuyển thủ của đội bóng chuyền nhà trường, bây giờ ông ấy là một HLV của đội tuyển bóng chuyền nữ Peru.

Đội có 18 tuyển thủ, được tập hợp từ sự chọn lựa từ những VĐV có triển vọng khắp các địa phương cả nước. Thay đổi đầu tiên khi nhận nhiệm vụ của Akira là tăng thời lượng luyện tập từ 1 lên 5 tiếng vào các buổi chiều mỗi ngày, trừ thứ Bảy và Chủ nhật.

Sự thay đổi này nhận phải nhiều ý kiến bất mãn lan truyền giữa các tuyển thủ trong đội. Có trường hợp đã bỏ đội vì phải tập luyện nhiều hơn, không có thời gian dành cho gia đình.

Cũng có cha mẹ xót con khi nhìn thấy cảnh tập luyện nghiêm khắc mà to tiếng rằng: “Không ai có quyền bắt con gái tôi tập nặng như thế, nước chúng tôi và nước của các ông là khác nhau”… rồi dẫn con bỏ về luôn.

Thêm vào đó là những bài báo chỉ trích rằng HLV người Nhật đã phá hỏng tương lai đầy hứa hẹn của các nữ tuyển thủ…


Với các tuyển thủ bóng chuyền Peru ngày nào, Akira là người cha thứ hai của họ.

Với các tuyển thủ bóng chuyền Peru ngày nào, Akira là người cha thứ hai của họ.

Tuy chịu áp lực như thế, nhưng khi tiếp xúc với những khuôn mặt tươi cười của các cô gái Peru và nhận ra sự thông hiểu của họ, Akira tự hứa với lòng mình: đã mất công đổ mồ hôi trên sân tập, rồi sẽ có ngày chúng ta cùng đứng trên bục vinh quang!

Để khích lệ các cô gái năng nổ trong tập luyện, Akira coi mình như là một người cha của họ. Sau giờ tập, thầy trò thường dẫn nhau đi ăn các món ăn của Peru và món ăn của Nhật.

Akira dạy cho các học trò những bài hát Nhật Bản như bài “Uemuite Aruko” (Hãy bước đi nhìn về phía trước) và bài “Sakura Sakura” (Hoa Anh đào). Các cô gái thì dạy lại cho ông về lịch sử và văn hóa của Peru, dần dần rồi ông đã trở thành một công dân Peru lúc nào không hay.

Ở sân tập, người đội trưởng nói “Ore” (tiếng Peru có nghĩa là Cố lên) thì các tuyển thủ khác đáp lại bằng tiếng Nhật “Hai” (Vâng), rồi cười vui mà chạy theo trái bóng.

Sân tập lúc nào cũng vang vang âm thanh đập bóng, hòa chung với âm thanh của lòng nhiệt tình, cuối cùng không còn một ai bỏ đội nữa.

Sống mãi một tinh thần thể thao Nhật Bản

Năm Showa thứ 12 (1967), Tokyo giành quyền đăng cai giải vô địch bóng chuyền nữ thế giới. Peru là đội đại diện cho các nước Nam Mỹ lần đầu tiên được lọt vào vòng chung kết.

Kết thúc giải, đội Peru chỉ giành được hạng Tư. Huy chương chỉ được trao cho ba đội đứng đầu, còn Peru chỉ nhận được những cái bắt tay khích lệ.

Sau lễ trao huy chương, quan khách lục đục ra về, thì từ trong hội trường, một bài hát bỗng nhiên vang lên. Bài hát “Uemuite Aruko” do Akira dạy cho ngày nào đã được các cô gái Peru hát vang bằng thứ tiếng Nhật ngọng nghịu thật dễ thương.

Dẫu có tiếc nuối, nhưng họ cố kiềm nước mắt, hướng về phía HLV Akira say sưa hát bài “Uemuite Aruko”.

Các tuyển thủ bóng chuyền Peru năm 1967.
Các tuyển thủ bóng chuyền Peru năm 1967.

Khi đó các tuyển thủ của đội giành huy chương vàng - chính là Nhật Bản kéo đến đứng vây quanh đội Peru. Một người, hai người, rồi cả đội đồng loạt tháo huy chương vàng trên cổ mình, đeo tặng cho các người bạn Peru.

Các tuyển thủ Peru miệng mỉm cười, mà nước mắt đẫm nhòa ôm lấy các tuyển thủ Nhật. Ống kính truyền hình cũng quay được cảnh những giọt nước mắt lã chã lăn ra từ khóe mắt của Akira. Các cô gái Peru đã coi Akira là người cha thứ hai của họ.

Đội tuyển bóng chuyển nữ Nhật Bản vô địch thế giới năm 1967.

Đội tuyển bóng chuyển nữ Nhật Bản vô địch thế giới năm 1967.

Đội Peru đã biến tiếc nuối thành động lực để khổ luyện nhiều hơn. Tháng Tư năm ấy, tại giải vô địch bóng chuyền các quốc gia Nam Mỹ tổ chức tại Brazil, họ đã hạ đối thủ mạnh nhất giải là chủ nhà Brazil để lên ngôi vô địch.

Sáng sớm một ngày tháng Ba năm Showa thứ 57 (1982), báo chí Peru loan tin về cái chết của HLV Akira. Lễ tang của ông được tổ chức ở sân luyện tập của đội tuyển bóng chuyền.

Ngày đưa tang ông, hàng ngàn người dân Peru đã đến viếng. Di cốt của Akira được chia vào hai hộp, một được đưa về nơi chôn nhau cắt rốn, hộp còn lại nằm lại ở vùng đất quê hương thứ hai của ông - Peru.

Năm Hesei thứ 3 (1991), một ngôi trường tiểu học mang tên Akira đã được xây dựng tại thành phố Atin của Peru. Hạt giống tình quốc tế anh em của Akira, bây giờ đã được gieo một cách vững chắc vào lòng đất ở nước Peru xa xôi”.


Với người dân Peru, ông thầy Kato Akira đáng kính sống mãi.​

Với người dân Peru, ông thầy Kato Akira đáng kính sống mãi.​

Động thái chỉ nhận phần tiền lương, mà không nhận tiền bồi thường hợp đồng của cựu HLV người Nhật Miura khi ông bị sa thải trước kỳ hạn, có phải cũng chính là nét văn hóa thể thao của người dân đất nước Mặt trời mọc?

Trong thế giới phẳng ngày nay, mọi động thái trên sân chơi quốc tế đều được đặt dưới ống kính truyền thông, tinh thần thể thao thượng võ của người Nhật mới được ghi nhận và tôn vinh rộng rãi.

Với họ, đó đã là truyền thống và ăn sâu vào máu thịt của mỗi con người với sự trân trọng cao nhất.

Dẫn dắt ĐTQG Việt Nam từ ngày 10/5/2014, ông Miura trải qua 14 trận, thắng 7, hòa 3, tỷ lệ thắng 50%.

Với U23 Việt Nam, ông có 16 trận, thắng 9, thua 7, tỷ lệ thắng 56.25%.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại