Theo nội dung Nghị định số 49/2017, ngoài thông tin về giấy tờ tùy thân (CMND), thuê bao SIM số cần phải bổ sung cả ảnh chụp chân dung chính chủ, điều này khiến nhiều người cảm thấy băn khoăn khi CMND đã có ảnh chân dung và thông tin cụ thể.
Hiện trạng SIM rác ở Việt Nam
Nước ta có khoảng 88 triệu dân nhưng ước tính có tới 130 triệu thuê bao di động (122 triệu thuê bao di động trả trước, 8 triệu thuê bao di động trả sau), đây là 1 hiện trạng "trái ngược" so với nhiều nơi trên thế giới khi thuê bao trả trước thường ít hơn trả sau.
Việc mua SIM ở nước ta còn rất dễ dãi. Ảnh: VOV
Những ưu đãi về khuyến mãi, giá cả rẻ, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu mà không cần nhiều thông tin, thủ tục... là những nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng "ưa chuộng" sử dụng loại SIM trả trước này cũng như có thể dễ dàng từ bỏ nó, dẫn tới tình trạng SIM rác.
Điều này gây lãng phí nguồn tài nguyên số của quốc gia, gây phiền hà cho khách hàng vì những cuộc gọi quấy nhiễu, tin nhắn rác, quảng cáo, làm phiền, thậm chí là đe dọa, khủng bố, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thông tin cá nhân.
Vậy các nước trên thế giới quản lý SIM rác như thế nào?
Ở nước ngoài, để mua SIM trả trước (prepaid SIM), khách hàng phải trình hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú, hộ chiếu, thẻ căn cước (ID Card) cùng với nhiều thủ tục phức tạp nhằm thắt chặt khâu đầu ra.
Tuy nhiên hầu hết trong số đó đều không cần ảnh chân dung của khách hàng. Nhất là là các nước phát triển, việc mua SIM đòi hỏi khách hàng phải khai báo thông tin đầy đủ, chính xác và bị hạn chế số thuê bao mà một người có thể mua.
- Ở Nhật Bản, việc mua SIM cũng không hề dễ dàng, họ yêu cầu phải có hộ chiếu và chỉ có sau một thời gian nhất định.
Việc mua 1 chiếc SIM trả trước ở Nhật Bản cũng không hề đơn giản. Ảnh: Prepaid Data SIM Card Wiki
- Ở Singapore, du khách ngoại quốc cũng chỉ cần mang theo passport trước khi đến các cửa hàng tiện lợi hay nhà mạng như Singtel. M1 để có thể mua SIM. Còn người dân nước này cần mang theo căn cước công dân để đưa vào máy quét thông tin gửi cho nhà mạng.
Thông tin sẽ được tự động đăng ký giúp tiết kiệm thời gian của mọi người, điều này cũng sẽ khống chế việc thay đổi SIM vì thông tin đã được nhà mạng gắn với thuê bao hiện tại, nếu đổi SIM đồng nghĩa bạn phải đổi nhà mạng.
- Mặc dù ở một số nước như Mỹ và Anh, khách hàng có thể mua SIM nặc danh (không khai báo thông tin) nhưng không vì thế mà tồn tại tình trạng "SIM rác" . Vì sử dụng những SIM nặc danh trên cũng đồng nghĩa với việc tự đánh mất quyền được chăm sóc và các quyền lợi khác.
Nếu sử dụng SIM trả trước tại Mỹ sẽ có hai nhà mạng lớn T-Mobile và AT&T (hỗ trợ mua SIM qua mạng và gửi về tận nhà). Tất nhiên, bạn vẫn sẽ làm đầy đủ thủ tục khai báo nếu muốn mua qua mạng.
- Tại Thái Lan, cơ quan quản lý của Thái Lan yêu cầu người sử dụng đăng ký dấu vân tay để xác thực từ tháng 11/ 2016, cho phép người dùng có 6 tháng để cung cấp thông tin cá nhân (tên, số CMND, số ID), theo thông tin trên Bangkok Post.
Thái Lan sử dụng thông tin sinh trắc học để quản lý SIM vô danh. Ảnh: Bangkok Post.
Còn nếu là người nước khác bạn cũng chỉ cần mang theo passport đến đăng ký tại bất cứ điểm đăng ký thông tin nào được ủy quyền. Với các nhà bán lẻ SIM độc lập, họ trang bị một ứng dụng di động cho phép đăng ký SIM khách hàng.
Ứng dụng này sẽ chụp ảnh mã SIM và CMND để gửi cho Ủy ban Truyền Thông và Phát thanh Quốc gia Thái Lan (NBTC), dữ liệu sẽ kết nối với máy chủ 5 nhà mạng, quy trình này gọi là "2-shot" (tạm dịch là quy trình 2 bức ảnh) chứ không phải chụp ảnh chân dung.
- Tại Đức, việc mua SIM trả trước đòi hỏi bạn phải đưa ra thẻ căn cước (German ID Card) hay passport nếu là khách nước ngoài, giấy ID tạm thời cho người di trú, tị nạn để công ty Telecom để kích hoạt SIM.
Tình trạng đăng ký SIM trả trước chính chủ ở các quốc gia. Ảnh: GSMA
- Tại Indonesia để thắt chặt tình trạng SIM rác, Bộ Thông tin và Truyền thông (Communications and Information Ministry) nước này đã yêu cầu khách hàng cung cấp:
Thẻ nhận diện quốc gia hợp pháp - valid national identification card (KTP) và thẻ gia đình (Kartu Keluarga - KK), theo thông tin trên TheJakartaPost.
Indonesia cũng đang đẩy mạnh việc loại bỏ SIM rác, SIM vô danh. Ảnh: TheJakartaPost
Đối với người ngoại quốc, quá trình này sẽ yêu cầu số passport và số giấy phép lưu trú tạm thời - temporary stay permit (KITAS) hay giấy phép lưu trú thường xuyên - permanent stay permit (KITAP)
Bài viết được dịch từ nhiều nguồn