Trong phần trước chúng ta đã đến 1 số vùng nông nghiệp của Trung Quốc, lần này mọi người sẽ tiếp tục đến với 1 số khu vực khác để có cái nhìn rõ hơn cho câu hỏi 1,4 tỷ dân được nuôi sống thế nào.
Địa điểm 4: Lhasa-Tibet (tọa độ 29°41'52.3"N 91°09'18.6"E)
Để có cái nhìn tốt hơn về nông nghiệp Trung Quốc, chúng ta đến với những nhà kính của vùng Lhasa. Dùng Google Map, chúng ta có thể thấy nhà kính trải rộng khắp.
Nhờ sự quyết tâm của chính phủ, người dân Tibet đã giảm giá rau củ quả tại vùng khô cằn này xuống 90% chỉ trong vòng 10 năm qua cũng như không phải nhập khẩu rau xanh từ những tỉnh khác. Nếu trước đây những loại quả như dưa hấu chỉ được giới tăng lữ quý tộc tiêu thụ thì giờ đây chúng đã trở thành mặt hàng phổ biến cho người dân tại Tibet.
Địa điểm 5: Kokdala- Tân Cương (tọa độ 43°43'51.2"N 80°35'21.5"E)
Kokdala là 1 thành phố miền Tây Bắc của tỉnh Tân Cương-Trung Quốc, giáp ranh với vùng Almaty của Kazakhstan. Dưới đây là ảnh vệ tinh của biên giới giữa vùng Trung Quốc (phải) và Kazakhstan.
Trong khi bên phía Trung Quốc có khá nhiều những cánh đồng xanh thì Kazakhstan lại chẳng có gì ngoài cát hoang.
Tại khu vực này, đất đai hầu như không thể canh tác do bị nhiễm acid quá nhiều cũng như thiếu nguồn nước. Cách duy nhất để lấy nước là từ những mạch nước ngầm hay băng tan ở đỉnh các ngọn núi quanh đó.
Đối với người Kazakhstan, việc trồng trọt tại đây là quá tốn kém cũng như chẳng có thị trường nội địa đủ lớn để tiêu thụ, bởi vậy họ bỏ hoang khu vực này.
Ở phía bên kia biên giới, cơ quan đặc biệt XPCC của tỉnh Tân Cương, trực thuộc hệ thống quân đội đã thực hiện canh tác đất đai bất chấp khó khăn. Chính XPCC đã tuyển dụng khoảng 2,6 triệu người để xây dựng nên những cánh đồng xanh tươi. Nhờ vào lượng lớn đất khai hoang làm nông mà sản phẩm nông nghiệp ở đây có giả thành giảm đi khá nhiều, qua đó cung cấp cho thị trường nội địa Trung Quốc.
Cách đây 30 năm, XPCC đã gửi các chuyên gia của mình đến Israel để học tập cách họ làm nông nghiệp trong điều kiện thiếu nước. Chính những chuyên gia này đã xây dựng nên hệ thống tưới nước nhỏ giọt ở vùng Tân Cương. Khi những vùng đất hoang cho ra nông sản và kiếm lời, rất nhiều gia đình Tân Cương có thể tham gia cùng sản xuất tạo nên những vùng nông nghiệp rộng lớn.
Nhờ hệ thống tới nước nhỏ giọt và thị trường tiêu thụ nội địa lớn, Trung Quốc đang dần biến vùng đất hoang Tân Cương ngày càng trở nên phì nhiêu và có năng suất.
Trên mảnh đất này, người Tân Cương trồng cà chua, ớt, dưa hấu, nho, bông… tất cả những thứ mà họ có thể bán được giá cao. Nhờ thời tiết nắng gắt và ban đêm lạnh nên những sản phẩm này của vùng Tân Cương ngọt và ngon hơn những nơi khác, qua đó nổi tiếng trên toàn quốc cũng như thế giới.
Thậm chí, sản lượng nông nghiệp 1 số mặt hàng tại Tân Cương đã vượt nhu cầu thị trường nội địa và XPCC đang thúc đẩy việc xuất khẩu nông sản ra nhiều nước khác.
Bạn lo lắng những sản phẩm này không xuất khẩu được ư? Chớ lo, Trung Quốc đang áp dụng chính sách đúng như những gì trước đây Mỹ từng làm. Mỗi khi các lãnh đạo Trung Quốc đến thăm 1 nước, việc tăng cường thương mại, bán các sản phẩm của nước mình luôn là 1 nhiệm vụ đi kèm.
Địa điểm 6: Heijing-Tân Cương (tọa độ 42°18'36.1"N 86°36'15.4"E)
Nếu nhìn vào khu vực này, bạn sẽ thấy những khoảng đỏ rực rỡ trên nền hoang mạc.
Soi kỹ bạn sẽ thấy đó là những vườn trồng cà chua, hàng tỷ trái cà chua được trồng diện rộng trên các khu vực hoang mạc.
Tương tự như mật ong, Trung Quốc hiện là nước đứng đầu thế giới về sản lượng cà chua và chúng được xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp sang nhiều nước. Bởi vậy rất có thể món sốt cà chua hay lọ tương cà mà bạn đang dùng là dùng nguyên liệu từ Heijing.
Top những nước sản xuất cà chua nhiều nhất thế giới (triệu tấn)
Hiện Trung Quốc sản xuất khoảng 56,3 triệu tấn cà chua và chiếm 1/3 tổng xuất khẩu cà chua toàn thế giới. Hơn 14 triệu tấn cà chua của Trung Quốc là đến từ Xịniang.
Đây là lý do dễ hiểu khi hàng loạt các công ty sản xuất cà chua của Trung Quốc đứng trong top thế giới:
-COFCO Group: thứ 2 thế giới
-Xinjiang Chalkis Co: thứ 3
-Fuyuan Agriculture Products Limited: thứ 6
Những công ty này hầu hết có sự tham gia của chính phủ Trung Quốc và lợi nhuận của họ được phân phối lại thỏa đáng cho những người nông dân.
Nhờ chính sách của chính phủ và vùng Tân Cương của Trung Quốc có thể sản xuất lương thực và trở nên xanh tươi như ngày nay
Ngoài cà chua và ớt, Trung Quốc còn là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về nho, chiếm 19,1% tổng sản lượng toàn cầu. Tuy vậy, Trung Quốc lại không giỏi trong việc sản xuất rượu vang nho.
Bây giờ hãy nói về gạo, lúa mỳ và ngô. Trung Quốc luôn đứng trong top đầu thế giới về cả 3 loại lương thực này. Chúng là những thức ăn chủ lực không chỉ cho con người mà còn cho chăn nuôi.
Như các bạn có thể thấy, Trung Quốc có lượng đất nông nghiệp khả dụng kém hơn nhiều so với Ấn Độ, Châu Âu và Mỹ nhưng họ lại có sản lượng gạo, lúa mỳ và ngô không hề thua kém nếu không muốn nói là vượt trội ở 1 số mặt.
Mặc dù vậy, với 1,4 tỷ dân cần phải nuôi sống, con số trên chỉ vừa đủ để Trung Quốc không lâm vào khủng hoảng lương thực và còn cách quá xa so với tiêu chuẩn đầy đủ dinh dưỡng của các nước phát triển tính theo lượng tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người như ở Mỹ và Châu Âu.
Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc từng duy trì chính sách 1 con trong thời gian dài. Hiện nước này không đủ diện tích đất nông nghiệp để có thể trồng đủ nông sản cho 1,4 tỷ dân đạt tiêu chuẩn đủ dinh dưỡng như của phương Tây. Tệ hơn, diện tích đất nông nghiệp của Trung Quốc đã giảm mạnh trong thời gian qua do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh.
(Còn tiếp)